Goldman Sachs hiện đang giữ quan điểm cho kịch bản giá dầu ở mức 50 USD/thùng, dự đoán một tương lai ổn định cho mặt hàng này, với biến động giá nằm khoảng 10-20% và không có những thăng trầm.
Sự ổn định được kỳ vọng sẽ xuất hiện nhờ công nghệ đang giúp làm giảm giá thăm dò và sản xuất, ngân hàng đầu tư cho biết, và khả năng xảy ra sự gián đoạn giá bây giờ nhỏ hơn nhiều so với khi nó được giới thiệu lần đầu tiên, khiến giá tăng vọt. Rõ ràng là ngành công nghiệp này đã quen với sự phụ thuộc vào công nghệ, và viễn cảnh một cuộc cách mạng đá phiến lần thứ hai hoặc một sự phát triển cơ bản tương đương ở những nơi khác cũng tương đối mong manh.
Trong một báo cáo nghiên cứu, ngân hàng đã bộc lộ vẻ trầm lắng, nói rằng "Chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ quay trở lại một môi trường tương tự như trước năm 2003, một giai đoạn có đặc điểm là giá dầu ổn định dài hạn và mối tương quan giữa đồng đôla với dầu." Theo ông Jeff Currie, người đứng đầu bộ phận hàng hóa, mối quan hệ giữa đồng đôla với hàng hoá đã bị phá vỡ - một điều mà ông xem là sự phát triển quan trọng nhất trong hàng hoá.
Tiền đề cho triển vọng này là dầu đá phiến đã trở thành nguồn cung cấp chính và điều này sẽ tiếp tục như vậy về lâu dài: nguồn cung rẻ và an toàn.
Điều này có nghĩa là, nếu Currie và các nhà phân tích khác của Goldman đúng thì từ bây giờ chúng ta ít có khả năng nhìn thấy sự rớt giá như thường lệ trong hàng hoá mỗi khi đồng bạc xanh lên giá, tất cả nhờ vào sự ổn định được kỳ vọng trong giá dầu. Ngân hàng cũng cho biết, điều này sẽ giúp các nhà sản xuất dầu lớn vá lại những lỗ hổng về ngân sách và đảm bảo lợi nhuận ổn định.
Tuy nhiên, có những vấn đề động đất liên quan đến fracking dầu, điều này có thể làm hạn chế việc mở rộng bởi sức ép của công chúng.
Hơn nữa, Big Oil đang đặt cược nhiều cho dầu đá phiến vì nó nằm trên các kho dự trữ nước sâu ngoài khơi, và chi phí cũng đang giảm, xuống còn 40 đôla một thùng tại một số địa điểm, với kế hoạch đưa chi phí giảm xuống còn 15 đôla một thùng. Nếu điều này trở thành hiện thực thì chắc chắn dầu ngoài khơi sẽ trở nên dồi dào hơn.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi dầu rẻ hơn và có khả năng dư thừa, điều mà chính Goldman đã dự báo trong hai năm tới. Chi tiêu kỷ lục vào đầu thập niên này đã đặt nền móng cho các dự án siêu lớn được dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019. Theo ngân hàng, điều này sẽ dẫn tới sự gia tăng sản lượng dầu và khí đốt lớn nhất trong lịch sử.
Nếu tình trạng thừa cung xảy ra thì chắc chắn giá sẽ giảm. Thậm chí giá còn có thể ở mức thấp hơn so với ước tính của Goldman khi nhu cầu năng lượng chuyển từ dầu sang LNG và các nguồn tái tạo - hai xu hướng dài hạn khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu.
Có thêm một điều nữa mà có thể gây sức ép lên giá đó là thăm dò Bắc cực. Tại thời điểm này, không vội vàng gì cho việc đó, ít nhất là ở Bắc Mỹ. Một nhà phân tích hàng hoá của Goldman Sachs nói với CNBC vào tháng trước rằng không có lý do gì cho việc thăm dò Bắc cực ở Mỹ bởi vì - một lần nữa – lại là dầu đá phiến. Nhưng ở những nơi không có thăm dò dầu đá phiến, thì Bắc cực lại là một nơi khá hấp dẫn. Statoil và Lundin đang tiến xa hơn về phía bắc tại Biển Barents, và Nga đã và đang khám phá Bắc cực trong nhiều thập kỷ, hiện đang sản xuất từ hai mỏ dầu và lên kế hoạch nhiều hơn.
Vì vậy, bất chấp sự tin tưởng của Goldman Sachs vào giá WTI nằm trong khoảng 50 đôla một thùng trong thập kỷ tiếp theo, thì có ít nhất hai cách để điều này có thể không trở thành sự thật. Thật không may cho ngành công nghiệp dầu, tiềm năng tăng giá bởi các sự kiện địa chính trị cùng những diễn biến và sự cố đóng cửa bất ngờ dường như bị giới hạn- khá giống với những thứ mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay làm đẩy giá lên, đối lập với tác động của nguồn cung thừa mứa.
Nguồn tin: xangdau.net