Giá dầu có vẻ sẽ không tăng mạnh trong hai năm tới do nguồn cung dự kiến sẽ tiếp tục vượt quá nhu cầu tại các thị trường toàn cầu, một chuyên gia dầu mỏ cấp cao cho biết.
Giá của loạt hàng hóa quan trọng này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong ba năm qua. Sự sụt giảm mạnh mẽ bắt đầu vào năm 2014 do sự tăng vọt trong sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ ở Mỹ. Giá dầu đã giảm xuống còn 24,12 USD/thùng tại Kuwait vào tháng 1 năm 2016, từ mức cao trên 100 USD/thùng vào tháng 7 năm 2014.
Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế của các quốc gia vùng Vịnh vốn rất phụ thuộc vào thu nhập từ dầu mỏ như một nguồn thu nhập chính. Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất của khu vực Trung Đông và là nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách kỷ lục là 97,9 tỷ USD trong năm 2015.
Jonty Rushforth, giám đốc điều hành toàn cầu của cơ quan định giá dầu S&P Global Platts nói với các phương tiện truyền thông tại một sự kiện bàn tròn được tổ chức ở Dubai vào thứ Hai,” Tôi nghĩ là rất khó để thấy giá dầu sẽ tím cách leo lên mức rất cao vào năm tới hoặc năm tới nữa.”
Dầu giảm mạnh khiến các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), bao gồm Saudi Arabia, Iraq, Qatar, Kuwait và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất UAE quyết định cắt giảm sản lượng cho đến tháng 3 năm 2018, giúp nâng giá dầu lên trên ngưỡng 50 USD thùng trong năm 2017.
Nhưng theo Rushforth, nguồn cung vẫn còn vượt quá nhu cầu.
Ông nói thêm: "Thị trường đang tìm kiếm nhu cầu tiêu thụ để hấp thụ nguồn cung, và đã làm xong, vẫn còn nhiều nguồn cung trở lại để tiếp tục được hấp thụ.”
Qatar
Theo một báo cáo của Reuters, UAE vào tháng 7 vừa qua lên kế hoạch nhập khẩu lô dầu đầu tiên từ Mỹ để thay thế nguồn cung cấp condensate của Qatar, một sản phẩm phụ chiết xuất từ khí tự nhiên hoặc dầu mỏ và được sử dụng trong sản xuất một nguyên liệu hóa dầu được gọi là naptha.
UAE đã ngừng nhập khẩu condensate từ Qatar sau khi cùng với Saudi Arabia, Ai Cập và Bahrain, cắt đứt quan hệ ngoại giao, vận tải và kinh tế với Qatar vào tháng 6 năm nay. Bốn quốc gia Ả Rập này buộc tội Qatar về việc hỗ trợ khủng bố, một cáo buộc mà Qatar phủ nhận.
Rushforth cho biết việc UAE chuyển sang nhập khẩu dầu từ Mỹ có vẻ sẽ không trở thành xu hướng dài hạn. "Tôi sẽ rất ngạc nhiên khi thấy một dòng dầu thô thường xuyên sẽ từ Mỹ đến Trung Đông. Nguồn cung Mỹ rất linh động… (Nh7ng) nó nó không phải là những gì bạn mong đợi theo hướng nguồn cung ổn định," ông nói.
"Chúng ta đã chứng kiến việc bình thường hóa cung dầu Qatar vào thị trường quốc tế. Nó là một phần của chuẩn Dubai và cũng là một phần quan trọng của chuẩn giá này. Đây không phải là nơi của tôi để nói về chính trị khu vực, tuy nhiên [những gì] tiến hóa trong tương lai rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và bạn muốn nó đi đâu," ông nói thêm.
Dubai đã sử dụng nguồn cung nhập khẩu từ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar thông qua Royal Dutch Shell, một trong những công ty dầu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, sau vụ bùng nổ tranh cãi Qatar, Shell đã gửi một một lô hàng LNG thay thế đến Dubai từ Mỹ thay vì Qatar.
Qatar là nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới. "Tôi nghĩ câu hỏi LNG rõ ràng là khá quan trọng đối với Dubai," Rushforth nói.
Nguồn: xangdau.net/Zawya