Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng ngày mai (21/4) giảm bao nhiêu?

Giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày mai (21/4) được dự báo giảm nhẹ theo xăng dầu thế giới, có thể giảm từ 350 - 450 đồng/lít.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết, từ sau ngày 11/4, giá dầu thô tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là quay đầu giảm nhẹ. Đến tối 19/4, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore là 99,6 USD/thùng xăng RON 95 và 95 USD/thùng với xăng RON 92.

Giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày mai (21/4) được dự báo giảm nhẹ. Ảnh: Công Hùng

Giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày mai (21/4) được dự báo giảm nhẹ. Ảnh: Công Hùng

Theo đó, giá xăng ngày mai (21/4) có thể giảm từ 350 - 450 đồng/lít, dầu diesel giảm khoảng 400 - 600 đồng/lít. Tuy nhiên, mức điều chỉnh còn phụ thuộc vào quyết định sử dụng Quỹ bình ổn của cơ quan điều hành là Liên Bộ Công Thương – Tài chính.

Như vậy, nếu đúng như dự đoán thì từ đầu năm 2023  tới nay, giá mặt hàng xăng đã có 7 lần tăng, 3 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 12/4 cho thấy, giá xăng RON 95 giao dịch ở mức 103,61 USD/thùng, xăng RON 92 giao dịch mức 100,39 USD/thùng, dầu diesel giao dịch mức 98,49 USD/thùng. Giá các mặt hàng đều có xu hướng giảm nhẹ so với kỳ trước.

Tại thị trường thế giới, vào lúc 6h30 ngày 20/4, giá dầu WTI giao dịch ở mức 79,74 USD/thùng, giảm 0,85 USD/thùng, trong khi đó dầu Brent giao dịch mức 83,38 USD/thùng, giảm 0,99 USD/thùng so với hôm qua.

Giá dầu giảm mạnh do tiềm năng tăng lãi suất của Mỹ có thể làm chậm tăng trưởng và hạn chế tiêu thụ dầu vượt trội so với dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và hàng tồn kho của Mỹ giảm.

Ngoài ra, giá dầu giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng như triển vọng bấp bênh của kinh tế toàn cầu.

Sức mua yếu dần bởi thị trường lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 5 tới để kiềm chế lạm phát. Việc này có thể làm giảm hy vọng phục hồi kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tiêu thụ dầu.

Bên canh đó, tại châu Âu, các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cảnh giác với lạm phát và cho rằng lãi suất cần tiếp tục tăng.

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM