Suzanne Minter của Platts đã bác bỏ những suy đoán cho rằng bão Harvey sẽ có thể dẫn đến khả năng giá dầu thô toàn cầu tăng lên.
Suzanne Minter của S & P Global Platts nói với Trend: "Việc cắt giảm tạm thời công suất tinh chế của Mỹ do cơn bão Harvey không có nghĩa là thiếu hụt năng lượng toàn cầu.”
"Mặc dù tôi không nhìn thấy bất kỳ lý do nào cho thấy cắt giảm hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở Mỹ sẽ khiến OPEC thay đổi sản lượng của mình, nhưng tôi nghĩ rằng nguồn cung toàn cầu, hiện đang nhập vào Mỹ, có thể chuyển sang bất kỳ công suất lọc dầu toàn cầu dư thừa nào khác, có thể ở Châu Âu, Trung Đông hoặc Châu Á, để các khu vực này có thể sản xuất ra sản phẩm tinh chế để lấp đầy nhu cầu do thiếu hụt cung sản phẩm tinh chế của Mỹ đối với toàn cầu. Vì vậy, có thể có một xu hướng tăng nhẹ đối với giá sản phẩm tinh chế toàn cầu vì nguồn cung cầntự vận chuyển đến các thị trường xa xôi, nhưng lượng cung dầu thô tạo ra các thùng tinh chế, không bị ảnh hưởng bởi Harvey - do đó điều này không gây ra sự tăng giá dầu thô toàn cầu," Suzanne Minter, giám đốc chiến lược khách hàng và giải pháp năng lượng của Platts, nhà cung cấp thông tin và giá chuẩn có trụ sở tại New York cho các thị trường hàng hóa và năng lượng.
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 9, WTI chốt ở mức 47,29 đô la, thấp hơn 5,46 USD so với cho Brent ở Tây Bắc Châu Âu, thấp hơn 3,06 USD so với Dubai ở Singapore và thấp hơn 2,12 USD so với rổ dầu OPEC.
Thành phần chính của việc mở rộng chênh lệch không phải là do giá nguồn cung toàn cầu tăng, mà là do WTI giảm. WTI đã suy yếu cùng với cơn bão Harvey khi thị trường nhận thấy nguồn cung nội địa Mỹ "bị mắc kẹt" do sự suy giảm hoạt động của các nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên, trong thực tế, nguyên nhận thức chất của chênh lệch giá giữa WTI và nguồn cung toàn cầu có thể là sự đóng cửa của các cảng ở Mỹ.
Theo EIA, các cảng ở Gulf Coast Mỹ cho đến nay đã nhập khẩu turng bình 4.0 triệu tấn một ngày dầu thô và các sản phẩm.
Trong tháng 6, các nhà máy lọc dầu dọc Gulf Coast đã nhập khẩu 3,2 triệu thùng dầu thô một ngày và 750.000 thùng/ngày sản phẩm tinh chế - chủ yếu là xăng.
Cảng đã đóng cửa vào ngày thứ Năm 24/8, khiến cho 3,9 triệu thùng/ngày dầu thô dvà sản phẩm toàn cầu tìm kiếm các điểm đến mới. Trong sự thay đổi này, có vẻ như khả năng chênh lệch WTI mở rộng hơn là phản ứng "bất ngờ" hơn là một sự cần thiết thực sự.
Có vẻ như càng hợp lý hơn là nguồn cung toàn bây giờ sẽ bắt đầu giảm nhẹ so với WTI khi các cộng đồng thương mại và sản xuất nắm bắt được thực tế cơ bản mà có thể khoảng 44 triệu thùng toàn cầu có thể đang tìm kiếm một điểm đến mới.
Các cảng của Mỹ đã đóng cửa vào ngày 24/8 và trong khi chỉ có một số mở lại một phần, việc nối lại toàn bộ hoạt động cảng sẽ kéo dài đến thứ Ba.
Mặc dù đã có một số lần khởi động lại của một số công suất tinh chế, song ngày 2/9, Platts ước tính rằng vẫn còn khoảng 2,3 đến 3,2 triệu thùng/ngày công suất tinh chế ở Mỹ đang bị tạm dừng.
Khi nước lũ rút hết ra khỏi khu vực Gulf Coast Mỹ, các nhà máy tinh chế sẽ đánh giá thiệt hại và xác định khi nào họ có thể đưa các nhà máy lọc dầu quay trở lại hoạt động toàn phần.
Khi các cảng mở cửa trở lại, các nhà máy tinh chế Mỹ đang hoạt động sẽ có thể tìm kiếm các loại dầu khác nhau từ nguồn cung toàn cầu mà họ cần để sản xuất ra các sản phẩm tinh chế theo yêu cầu của thị trường nội địa Mỹ.
Tại Mỹ, có thể có một vài sự mất kết nối về hậu cần do nguồn cung Gulf Coast Mỹ cung cấp 60% lượng cung cho Atlantic Coast bằng hệ thống dẫn dầu Colonial Pipeline, nhưng nếu khả năng lọc dầu tại Gulf Coast vẫn còn hạn chế, có vẻ Atlantic Coast có thể chỉ đơn giản là buộc phải nhập khẩu nhiều nhiên liệu sản phẩm hơn từ các nhà máy tinh chế của Châu Âu.
"Điều đáng chú ý hơn là khi xem xét rằng Mỹ là nước xuất khẩu ròng 2,7 triệu thùng/ngày sản phẩm tinh chế - chủ yếu đến Trung và Nam Mỹ, đi qua Gulf Coast Mỹ. Các nhà máy tinh chế của Mỹ càng kéo dài việc không thể sản xuất đủ sản phẩm cho xuất khẩu, thì thị trường này càng sẽ thu hẹp hơn cho khu vực Trung và Nam Mỹ, và khu vực này buộc sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế từ các nhà máy tinh chế khác trên toàn cầu. Đó là chìa khóa để nhận ra rằng việc giảm tạm thời công suất tinh chế của Mỹ không ngụ ý sự thiếu hụt năng lượng toàn cầu."
"Do đó, có vẻ như nếu các nhà lọc dầu của Mỹ không thể đưa khả năngtinh chế trở lại mức tiền bão Harvey sớm, thì có thể sẽ có một sự thay đổi lớn trong lưu thông thương mại. Các thành viên của OPEC Saudi, Venezuela và Iraq là một trong số các nhà cung cấp lớn nhất nguồn cung nhập khẩu cho các nhà máy tinh chế của Mỹ."
Trong tháng 6, 3 nước này đã cung cấp tổng cộng 40% hoặc 1,6 triệu thùng/ngày của lượng nhập khẩu là 3,9 triệu thùng/ngày vào Gulf Coast.
Sự bùng nổ trong sản xuất năng lượng của Mỹ kể từ năm 2012 cùng với việc nâng cấp các nhà máy lọc dầu của Mỹ và toàn cầu và mở rộng năng lực xuất khẩu đã giúp Mỹ thay đổi mô hình dòng chảy và phân phối năng lượng.
"Trong khi cơn bão Harvey có thể tạm thời làm thay đổi những mô hình mới này, có vẻ như sản lượng thượng nguồn của Mỹ không bị ảnh hưởng đáng kể và khi các nhà máy lọc, lò cracking và cơ sở hạ tầng đầu cuối có thể phục hồi hàn toàn tại Mỹ, Mỹ sẽ duy trì vị thế nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dầu mỏ và các hydrocarbon khí tự nhiên."
Nguồn: xangdau.net