Mối quan hệ song phương giữa Saudi Arabia và Trung Quốc đang đạt được những cấp độ mới, khi Saudi và Trung Quốc quyết định thành lập quỹ đầu tư trị giá 20 tỷ USD. Quỹ này đã được Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid Al Falih công bố, sau cuộc họp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ ở Jeddah. Falih chỉ ra rằng cả hai nước sẽ chia sẻ tổng số vụ đầu tư và sẽ chia các khoản doanh thu của quỹ, quỹ này nhắm vào các dự án về cơ sở hạ tầng, năng lượng, khai khoáng và vật liệu. Đây không phải là một điều gì ngạc nhiên, vì Saudi Arabia đã và đang đầu tư rất nhiều vào năng lượng và hóa dầu ở Trung Quốc trong những thập niên gần đây. Các khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực lọc dầu của Saudi Aramco gần đây hầu hết đều tập trung vào việc tăng dấu ấn của Ả Rập Saudi trong lĩnh vực lọc dầu Trung Quốc, chủ yếu là để cung cấp cho nhu cầu dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Trung Quốc. Falih cũng nhắc lại rằng cả hai nước sẽ ký kết nhiều dự án trị giá khoảng 20 tỷ USD trong những ngày tới. Theo tin tức trên báo chí, Ả-rập Xê-út sẵn sàng đầu tư vào quỹ này một phần bằng đồng Nhân dân tệ. Cuộc viếng thăm hiện nay của người Trung Quốc rất có ý nghĩa, vì nó là một sự báo hiệu trước cho sự tham gia mạnh mẽ của Trung Quốc vào đợt IPO của Saudi Aramco trong năm tới. Hồi tháng 3, trong chuyến viếng thăm của vua Salman tới Trung Quốc, hai nước đã ký kết một số thỏa thuận về năng lượng và công nghệ vũ trụ trị giá 65 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Ả-rập Xê-út đã chứng tỏ sự sẵn sàng để thiết lập các mối quan hệ sâu sắc hơn với các khách hàng lớn của mình ở Châu Á, gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, vốn vẫn là động lực chính cho sự tăng trưởng thị trường dầu khí toàn cầu, được coi là quan trọng đối với tương lai của Ả-rập Xê-út. Vương quốc này hiện đang rượt đuổi sát nút trong một cuộc chiến khó khăn với Nga và Iran cho danh hiệu nhà cung cấp dầu lớn nhất tới Trung Quốc, một danh hiệu mà Nga đã cướp khỏi tay Saudi Arabia vào đầu năm nay. Một số nhà phân tích đã rất lo lắng về diễn biến này vì nó có thể làm suy yếu đợt IPO của Saudi Aramco. Tuy nhiên, vị trí nổi bật của Aramco tại thị trường Trung Quốc, và những khoản đầu tư đang diễn ra mà tập đoàn dầu mỏ Ả-rập Xê-út đang đổ vào lĩnh vực lọc dầu ở Trung Quốc, sẽ ngăn cản bất kỳ hậu quả tiêu cực nào của việc mất thị phần. Về lâu về dài, vị trí của Aramco tại Trung Quốc sẽ chỉ mạnh lên, điều này sẽ cho phép Vương quốc này có được một phần đáng kể trong khối lượng xuất khẩu của họ.
Sự thật là cả hai bên đang sẵn sàng thành lập một quỹ đầu tư mới, 20 tỷ USD, là một dấu hiệu rõ ràng không chỉ cho sự sẵn sàng của Ả-rập Xê-út để nối kết tương lai của mình với Trung Quốc mà còn là sự háo hức của họ để ủng hộ cho bất kỳ sự tham gia và quan tâm nào của Trung Quốc với đợt IPO Aramco. Sự sẵn sàng của Ả-rập Xê-út để xem xét việc đóng góp bằng đồng Nhân dân tệ không chỉ phản ánh sự quan tâm của Riyadh ở Trung Quốc, mà còn cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của đồng tiền Trung Quốc tại các thị trường vùng Vịnh. Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao về mối đe dọa tới đồng đôla Mỹ, đồng bảng Anh hay đồng Euro. Tổng kim ngạch giữa Trung Quốc và Ả-rập Xê-út vẫn còn thấp so với các đối tác thương mại khác. Trọng tâm hiện nay là vẫn đang tiếp tục mở rộng mối quan hệ kinh tế dựa vào năng lượng. Thế nhưng các nhà phân tích dự báo, điều này có thể và sẽ thay đổi trong những năm tới.
Tầm ảnh hưởng gia tăng mà Trung Quốc đã đạt được ở vùng Vịnh, Iran và khu vực Sừng châu Phi (là một bán đảo nằm ở Đông Bắc Phi gồm các quốc gia Somalia, Eritrea, Sudan và Djibouti), đã được công nhận tại Riyadh. Saudi Arabia nhận thức được rằng một mối quan hệ kinh tế với một quốc gia có ảnh hưởng như vậy cũng làm tăng cường an ninh. Sự tham gia của Trung Quốc và những mối liên kết với các đối thủ của Saudi, chẳng hạn như Iran, Syria, hoặc thậm chí cả Qatar, được xem như là các yếu tố có khả năng làm dịu bớt căng thẳng trong một cuộc xung đột khu vực.
Mối quan hệ kinh tế - chiến lược phức tạp giữa Bắc Kinh và Riyadh ngày càng phát triển sẽ có tác động đến mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Ảrập khác và Iran. Trung Quốc có thể tham gia vào cuộc chiến tranh chính trị và giáo phái đang diễn ra ở khu vực vùng Vịnh.
Tờ Financial Times đưa tin trong tuần này rằng Trung Quốc có thể sẵn sàng đầu tư, hoặc thậm chí là mua toàn bộ 5% cổ phiếu của Saudi Aramco. Nhưng vẫn chưa có thông tin rõ ràng về nơi cổ phiếu của Aramco sẽ được niêm yết hoặc quyền của cổ đông thiểu số có thể được bảo vệ như thế nào, nghĩa là khả năng một thực thể quốc gia lớn sẽ tham gia vào là hoàn toàn có thực. Sau đợt IPO, chính phủ Ảrập Xêút vẫn sẽ là người nắm giữ 95% cổ phần, sở hữu và quyết định tương lai của tập đoàn dầu khí này. Hoàng tử mới của Saudi Arabia- Mohammed Bin Salman đã gắn liền tương lai của ông, và những kế hoạch đa dạng hóa kinh tế quy mô lớn của ông được gọi là “Tầm nhìn Saudi 2030”, với sự thành công của IPO Aramco. Việc định giá công ty hơn 2 nghìn tỷ đô la, những rủi ro là rõ ràng. Sự thất bại trong việc chào bán có thể không chỉ làm hoãn một phần kế hoạch kinh tế của Ả Rập mà còn đồng nghĩa với sự mất ổn định của chế độ Ả-rập Xê-út hay thậm chí là cách chức hoàng tử. FT, trong một blog, chỉ ra rằng Trung Quốc có thể xuất hiện như là một vị cứu tinh tài chính. Với khoảng 8,5 triệu thùng dầu thô nhập khẩu mỗi ngày, cao hơn 2,5 triệu thùng so với năm 2014, sự hấp dẫn của việc có được cổ phần tại Saudi Aramco là rất lớn. Mặc dù chương trình đa dạng hóa năng lượng được đưa ra, nhưng nhập khẩu của Trung Quốc từ Ả-rập Xê-út sẽ tăng lên.
Về phía Bắc Kinh, sở hữu cổ phần tại một trong số những nhà cung cấp chính cho mình là một đề xuất rất hấp dẫn. Nó sẽ không chỉ có được dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Ả Rập xuất sang Trung Quốc mà còn cung cấp thêm một số quyền lực không chính thức về chiến lược và chính trị ở trung tâm Trung Đông.
Khi Mỹ bắt đầu từ bỏ tài sản quân sự của mình, thì những người chơi mới đã bước vào. Nhà lãnh đạo mới của Riyadh, MBS, sẽ phải xem xét cơ hội để chơi hai người chơi chính khác, là Nga và Trung Quốc, vốn chống lại nhau. Về cả hai phía, phần thưởng cho Ả-rập Xê-út đều sẽ cao. Moscow là cần thiết cho ổn định thị trường dầu mỏ, và có thể hỗ trợ dòng chảy khí đốt tới GCC, trong khi Trung Quốc có vai trò như là một điểm đến xuất khẩu. Có được cả hai cùng một lúc là cần thiết để ổn định khu vực vùng Vịnh, vì họ liên kết với Iran, và Ai Cập ngày càng nhiều. Sự do dự trước đây của Trung Quốc về việc tham gia quân sự bên ngoài phạm vi ảnh hưởng của nó ở Châu Á đã thay đổi. Việc tăng cường vũ khí và lực lượng rầm rộ hiện nay của Trung Quốc ở khu vực vùng Vịnh và Châu Phi đang buộc phải có sự sắp xếp lại địa chính trị của Saudi. Một cây cầu kinh tế - tài chính có thể được thông qua nhờ Aramco. Các cuộc thảo luận thỏa thuận hiện tại ở Jeddah có thể liên quan đến vấn đề này.
Aramco và Hoàng tử Saudi sẽ cân nhắc lựa chọn của họ. Sự hấp dẫn của việc có được sự ủng hộ của Trung Quốc là rõ ràng, nhưng việc trao cho Trung Quốc quá nhiều tầm ảnh hưởng trong khu vực có thể gây khó chịu cho người Saudi. Cuộc chơi giữa những nhà đầu tư, tổ chức tài chính và quốc gia khác chống đối nhau là tên của cuộc chơi này. HBO sẽ khôn ngoan để có một cái nhìn thực sự tốt tại các cuộc phiêu lưu của GCC ngay bây giờ. Một trò chơi vương quyền đang thực sự diễn ra, và trong khi IPO Aramco có thể là trận đấu đầu tiên, thì nó sẽ còn cách xa với trận cuối cùng.
Nguồn tin: xangdau.net