Căng thẳng về khả năng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong vài tháng qua đã đạt tới đỉnh điểm mới vào cuối tuần trước khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và mạnh nhất cho đến nay. Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đang trong tình trạng báo động cao, và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường tài hùng biện của ông nhắm vào các quốc gia tiếp tục làm ăn với Triều Tiên.
"Hoa Kỳ đang cân nhắc, ngoài các lựa chọn khác, việc dừng tất cả giao thương với bất kỳ nước nào đang kinh doanh với Triều Tiên", Tổng thống Trump đăng dòng tweet hôm Chủ Nhật sau khi có tin tức về vụ thử mới nhất của Triều Tiên.
Quốc gia đang kinh doanh với Triều Tiên, và được cho là vẫn cung cấp dầu thô cho chế độ của Kim Jong-Un, là Trung Quốc.
Cho đến nay, Mỹ chỉ mới nhắm mục tiêu vào các ngân hàng và công ty nhỏ của Trung Quốc có giao dịch và/hoặc kinh doanh với Triều Tiên và thúc đẩy nền kinh tế của Triều Tiên, nhưng Trump đe dọa sẽ quét một mạng lưới lớn hơn, có thể bao gồm các công ty lớn của Trung Quốc trong ngành dầu mỏ.
Khả năng lệnh trừng phạt rộng hơn đối với các công ty lớn của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số công ty dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc, cũng như nhiều ngân hàng lớn nhất của Bắc Kinh có tài sản ở Mỹ. Tuy nhiên, việc trừng phạt lan rộng sang các công ty lớn của Trung Quốc có thể dẫn đến việc trả đũa các công ty Mỹ, trong đó có các công ty nằm trong S & P 500, đang làm ăn tại Trung Quốc, các nhà phân tích cảnh báo.
Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục cung cấp dầu cho Triều Tiên và trong khi các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ lên kinh doanh dầu mỏ của Triều Tiên gần đây nhất có thể ngăn các công ty lớn giao thương do rủi ro về uy tín, theo S & P Global Platts.
Việc áp dụng trừng phạt lan rộng sang các định chế tài chính và các công ty khác của Trung Quốc đang được xem xét, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói với Fox News hôm Chủ nhật.
"Chúng tôi sẽ xem xét tất cả mọi thứ vào thời điểm này. Và một lần nữa, tôi sẽ soạn thảo một gói cho sự suy xét mạnh mẽ của Tổng thống Trump rằng sẽ cắt giảm tất cả các hoạt động thương mại và kinh doanh khác ", ông Mukuchin nói.
"Và nếu các nước muốn làm ăn với Hoa Kỳ, hiển nhiên họ sẽ hợp tác với các đồng minh của chúng tôi và các nước khác để cắt đứt với Triều Tiên về phương diện kinh tế," Bộ trưởng Tài chính nói thêm.
Các công ty dầu lớn của Trung Quốc sẽ bị áp lực nếu Mỹ mở rộng biện pháp trừng phạt đối với các công ty năng lượng lớn do nhà nước nắm giữ. Trung Quốc đang cung cấp gần như toàn bộ dầu cho Triều Tiên, và hầu hết các lô hàng từ Bắc Kinh đang được sản xuất bởi nhà sản xuất dầu lớn nhất của Trung Quốc, China National Petroleum Corp (CNPC), Kim Kyung Sool, một nhà nghiên cứu cấp cao tại viện kinh tế năng lượng Hàn Quốc, nói với Bloomberg.
Mặc dù CNPC không có tài sản năng lượng của Hoa Kỳ, nhưng nó là cổ đông chính, với 86% trong PetroChina, trong đó JPMorgan Chase và BlackRock cũng nắm giữ cổ phần nhỏ.
Có nhiều công ty Trung Quốc nắm giữ tài sản của Hoa Kỳ. Sinochem đã mua 40 phần trăm trong số 207.000 mẫu Anh trong Wolfcamp từ Pioneer Natural Resources vào năm 2013, với giá 1,7 tỷ đô la Mỹ. Sinopec mua lại cổ phần trong diện tích đất của Chesapeake Energy ở Mississippi Lime, miền bắc Oklahoma với 1,02 tỷ USD tiền mặt. CNOOC Limited của Trung Quốc kiểm soát Nexen, công ty có tài sản ở vịnh Mexico, và lợi ích trong các dự án ở Colorado, Wyoming, và Texas, cũng như ở Canada.
Ngoài các hoạt động và tài sản dầu mỏ, các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng đến thương mại và gây sức ép lên các ngân hàng Trung Quốc.
Một số ngân hàng Trung Quốc đã nắm giữ tổng tài sản trị giá 144,4 tỷ đô la Mỹ tại Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, với Ngân hàng Trung Quốc nắm giữ tới 78,483 tỷ đô la Mỹ.
Kim ngạch hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ giao dịch với Trung Quốc ước đạt 648,2 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái, và Trung Quốc hiện là đối tác giao dịch hàng hoá lớn nhất của Hoa Kỳ với 578,6 tỷ đô la Mỹ trong thương mại hàng hóa hai chiều.
Xét về thương mại năng lượng, trong những tháng gần đây Trung Quốc đã tăng nhập khẩu dầu thô từ Mỹ, khi Mỹ đang đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp cận nhiều thị trường hơn kể từ khi dỡ bỏ quy định hạn chế xuất khẩu vào cuối năm 2015. Dữ liệu EIA cho thấy trong tháng 2 và tháng 4 năm nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Mỹ, vượt Canada.
Các công ty Trung Quốc có thể tiến hành bất cứ lúc nào để đàm phán tất cả các thỏa thuận hợp đồng với các nhà xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ, trong đó có hợp đồng dài hạn, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết vào tháng 5, Wood Mackenzie mô tả điều này “có tiềm năng thay đổi thương mại LNG toàn cầu, mở cánh cửa của thị trường có tăng trưởng LNG lớn nhất thế giới cho nhà cung cấp LNG phát triển nhanh nhất thế giới".
Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ trừng phạt các công ty lớn của Trung Quốc, nó có thể phải đối mặt với hành động trả đũa có thể gây tổn hại đến các công ty có số doanh thu lớn từ Trung Quốc. Những công ty đó sẽ là Apple, Intel, Qualcomm, và Boeing, theo tính toán của Bloomberg dựa trên báo cáo năm đầy đủ nhất của các công ty.
Các biện pháp trừng phạt rộng hơn sẽ làm gián đoạn các liên kết thương mại và năng lượng, và hiện đang là một lựa chọn để thảo luận tại Hoa Kỳ khi nước này đang cố gắng cắt đứt hoàn toàn với Triều Tiên và buộc Trung Quốc phải kiểm soát gã hàng xóm ác mộng này.
Nguồn tin: xangdau.net