Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lí do khiến Mỹ sẽ không trừng phạt dầu mỏ của Venezuela

Trong năm qua, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt ngày càng nghiêm khắc lên hệ thống tài chính và trái phiếu của Venezuela khi Nicolas Maduro tiếp tục thắt chặt sự kiểm soát quyền lực của mình trong suốt quá trình sụp đổ của Venezuela.

Tuy nhiên, bất chấp kỳ vọng rằng Mỹ sẽ đưa các biện pháp trừng phạt trực tiếp lên ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela, Washington dường như có vẻ không muốn đi xa hơn nữa.

Tuyến bố từ Washington nói rằng Mỹ không còn tìm cách trừng phạt ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela, và không chỉ bởi vì dầu của Venezuela chiếm phần lớn trong số các nhà máy lọc dầu trên Gulf Coast. Chính quyền Mỹ không muốn chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Venezuela, và không muốn bị đổ lỗi cho sự tham gia vào nước này, các nhà phân tích nói với Brian Scheid của Platts.

“Nếu bạn làm hư nó, bạn phải đền,” George David Banks, cựu cố vấn năng lượng và môi trường quốc tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói với Platts. "Nhà Trắng không muốn chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng này."

Dường như chính quyền Mỹ hiện đang bỏ xó ý tưởng áp đặt các biện pháp trừng phạt lên dầu Venezuela, và chính quyền Trump có vẻ miễn cưỡng hơn năm ngoái, có lẽ do dự hơn bao giờ hết, để sử dụng những gì được xem là hình phạt cuối cùng với Venezuela - cấm nhập khẩu dầu của Venezuela và/hoặc cấm xuất khẩu các chất pha loãng của Mỹ giúp Venezuela pha trộn dầu thô nặng để có thể đi qua các đường ống xuất khẩu.

Tin đồn về lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu của Venezuela đã xuất hiện trong vòng hơn một năm qua. Giai đoạn này năm ngoái, các biện pháp trừng phạt như vậy thì đã có thể với ‘khi nào’ thay vì ‘nếu’.

Tuy nhiên, Mỹ, trong khi liên tục thắt chặt các biện pháp trừng phạt tài chính và nhắm mục tiêu một số lượng lớn các quan chức và công dân Venezuela, cho đến nay vẫn chưa đưa ra các hạn chế lên dầu Venezuela.

Một lý do có thể là các nhà máy lọc dầu Gulf Coast tiếp tục dựa vào nhập khẩu dầu nặng của Venezuela. Mặc dù sản lượng dầu bị sụp đổ, Venezuela đã vẫn thấy xuất khẩu dầu thô sang thị trường lớn nhất của mình, Mỹ, tăng lên kể từ tháng Hai năm nay. Trên thực tế, từ tháng 2 đến tháng 6, xuất khẩu dầu của Venezuela sang các nhà máy lọc dầu Gulf Coast tăng 43%.

Trong khi đó, nhập khẩu của Mỹ trong tháng Hai đạt 472.000 thùng/ngày, tăng lên đến 559.000 thùng/ngày trong tháng Ba và lên 632.000 thùng/ngày trong tháng Tư, theo số liệu của EIA. Theo dữ liệu sơ bộ của hải quan Mỹ được Platts báo cáo, nhập khẩu dầu từ Venezuela trung bình khoảng 530.300 thùng/ngày trong tháng Bảy.

Xuất khẩu của Venezuela sang Mỹ đang giữ ổn định, nhưng tổng sản lượng dầu của nước này đang sụp đổ, với mức giảm khoảng 50.000 thùng một ngày mỗi tháng, thậm chí không cần có biện pháp trừng phạt trực tiếp lên dầu của nước này.

Bên ngoài các vụ gián đoạn do chiến tranh gây ra, Venezuela đang phải chịu sự sụt giảm lớn nhất trong sản xuất dầu trong lịch sử trong bối cảnh sự sụp đổ kinh tế chưa từng có, nhiều năm quản lý kém và thiếu đầu tư trong ngành công nghiệp dầu mỏ, một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng trầm trọng và và một nhà lãnh đạo có khuynh hướng bám lấy quyền lực. Mức lạm phát của Venezuela sẽ tăng lên một triệu phần trăm vào cuối năm nay khi đất nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới vẫn bị mắc kẹt trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán.

Số lượng giàn khoan tại Venezuela giảm xuống còn 28 giàn trong tháng 7 năm 2018, so với 50 giàn trong tháng 7 năm 2017, theo số liệu Giàn khoan Quốc tế của Baker Hughes.

Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của OPEC cho thấy sản lượng dầu của Venezuela giảm thêm 47.500 thùng/ngày từ tháng 5 xuống còn trung bình 1,340 triệu thùng/ngày trong tháng 6. Con số này so với mức trung bình là 2,154 triệu thùng/ngày trong năm 2016 và trung bình là 1,911 triệu thùng/ngày trong năm 2017.

EIA tham gia các dự báo khác với ước tính rằng sản lượng của Venezuela sẽ giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay và chỉ còn 700.000 thùng/ngày vào cuối năm tới. Dự đoán 700.000 thùng/ngày có thể so sánh với sản xuất dầu hiện tại của New Mexico, chẳng hạn.

Theo quan điểm về tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng này trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến giá dầu cao hơn, mà Tổng thống Trump và chính quyền không hề mong muốn trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Sau đó, Maduro có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt dầu mỏ của Mỹ để đổ lỗi cho 'quyền lực đế quốc' đã làm sụp đổ đất nước này. Hoa Kỳ muốn tránh phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ này bằng mọi giá.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM