Trong khi Hoa Kỳ, Mexico và Canada dự kiến sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ hai của NAFTA vào thứ Sáu, Hiệp hội Doanh nghiệp Texas hoan nghênh pháp chế được đề xuất của Mỹ rằng sẽ mở rộng khả năng của một ngân hàng phát triển được thành lập trong khuôn khổ NAFTA để đầu tư vào các dự án năng lượng dọc theo biên giới, xem thị trường Mexico như là một lối thoát cho khí tự nhiên quá thừa mứa từ Texas.
Hồi tháng 6, Thượng nghị sĩ John Cornyn (R-TX) đã giới thiệu Đạo luật Cải thiện Ngân hàng Phát triển Bắc Mỹ năm 2017, nhằm tăng cường khả năng của Ngân hàng Phát triển Bắc Mỹ (NADB) để tiếp tục đầu tư vào các ngã từ đường biên giới quốc tế, các dự án khí tự nhiên và cơ sở hạ tầng môi trường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico. Dự luật này hiện đang được chuyển tới Ủy ban Đối ngoại.
Sự bùng nổ khí đá phiến đã làm thay đổi cảnh quan năng lượng của Hoa Kỳ và Texas đôi khi buộc các nhà sản xuất phải tiêu hao hết lượng thừa này, và Mexico có lẽ là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này.
Trong khi Texas đang bơm thêm dầu và khí đốt, thì sản lượng trong nước của Mexico đã và đang giảm, và giao dịch năng lượng giữa Hoa Kỳ và nước láng giềng phía Nam đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây.
Theo EIA, về lịch sử, giao dịch năng lượng đã được thúc đẩy bởi việc bán dầu thô tới Mỹ của Mexico và bởi xuất khẩu ròng các sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Mỹ sang Mexico.
Giá trị xuất khẩu năng lượng của Hoa Kỳ sang Mexico, trong đó có khối lượng ngày càng tăng nhanh của cả sản phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên, đã vượt giá trị nhập khẩu năng lượng của Hoa Kỳ từ Mexico trong năm 2015 và năm 2016 do lượng dầu thô Mexico bán ra ở Hoa Kỳ tiếp tục giảm. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu năng lượng của Hoa Kỳ sang Mexico là 20,2 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu năng lượng từ Mexico tới Hoa Kỳ chỉ có 8,7 tỷ USD, theo EIA.
Mặt khác, sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Mexico giảm 40% so với mức đỉnh điểm, theo một báo cáo của S & P Global Platts tuần trước. Sản lượng dầu thô của Mexico là 2 triệu thùng/ngày trong tháng 6, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 3.4 triệu thùng/ngày năm 2004, trong khi sản lượng khí tự nhiên khô là 3.2 tỷ feet khối/ngày trong năm nay, so với mức cao nhất là 5.1 tỷ feet khối/ngày. Mexico, do đó, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt qua đường ống dẫn của Mỹ và nhập khẩu LNG.
Mexico cũng đang tạo ra sự cạnh tranh cho thị trường sản phẩm tinh chế của mình vì không thể đáp ứng nhu cầu với sản lượng của chính mình. Nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Mỹ tăng 125 phần trăm trong bốn tháng đầu năm nay, S & P Global Platts cho biết.
Hiện tại, nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ chiếm gần 60% nguồn cung khí tự nhiên của Mexico, tăng từ 22% trong năm 2010. Theo ước tính của Platts Analytics, nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng lên gần 70% tổng lượng cung vào năm 2022.
Với tình hình cung-cầu này, dầu và khí đốt Texas gia tăng từ các dự án năng lượng dọc theo biên giới. Năm ngoái, Texas đã xuất khẩu 93 tỷ USD vào tổng số giá trị hàng hoá và dịch vụ sang Mêxicô và 20 tỷ USD khác tới Canada, ông Moseley cho biết trong các bình luận về các mục tiêu đàm phán NAFTA. "Hơn 387.000 việc làm tại Texas được hỗ trợ bởi thương mại phát sinh từ NAFTA”, ông lưu ý.
Vì vậy, các khoản đầu tư bổ sung và các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ thúc đẩy vị thế của Texas như là một nhà cung cấp năng lượng cho Mexico.
Nguồn tin: xangdau.net