Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu Mexico có thể tận dụng được cơ hội vàng từ lệnh trừng phạt của Mỹ lên Venezuela?

Khi môi trường chính trị và kinh tế ở Venezuela tiếp tục xấu đi và sản lượng dầu giảm xuống mức thấp mới, thì một khoảng trống về sản xuất đang mở ra ở Caribê. Nhận thấy cơ hội để chấp nhận thách thức này, Bộ Tài chính và Ngoại giao Mexico đang nỗ lực với ý định trở thành nhà sản xuất dầu mỏ mới có thế lực trong khu vực.

Kế hoạch này bắt đầu từ Cuba. Venezuela đã cung cấp cho Cuba dầu được tài trợ một cách hào phóng trong hơn một thập kỷ, làm cho khu vực này hoàn toàn phụ thuộc vào các hiệp định và liên minh với Caracas. Giờ đây, Mêxicô đang xem xét việc thay thế những khoản trợ cấp này cho Cuba bên cạnh một số quốc gia Caribê khác, có khả năng làm chấm dứt mối liên minh kéo dài 18 năm giữa Cuba và Venezuela. Nếu kế hoạch đó được thông qua, nó sẽ phối hợp các vấn đề của Venezuela cùng với sự cô lập, làm cho Hoa Kỳ thậm chí có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng hơn và ghi điểm cho Mexico ở Washington D.C.

Vừa mới tuần này, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã kêu gọi những người nắm giữ trái phiếu Venezuela tới dự cuộc họp với Bộ trưởng Kinh tế Ramon Lobo để thảo luận về những hậu quả của lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ. Chính quyền của Maduro đã tuyên bố rằng những người mà sẽ bị thiệt hại nhất bởi các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn tình trạng nợ đang phồng lên của quốc gia này sẽ là các cổ đông ở Mỹ. Thật vậy, có sự phản đối kịch liệt rằng nguy cơ cấm nhập khẩu dầu từ Venezuela - nhà cung cấp dầu lớn thứ 3 cho Hoa Kỳ sau Canada và Ả-rập Xê-út - sẽ đẩy giá xăng lên cao đáng kể và gây thiệt hại cho thị trường lao động Mỹ. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt sẽ ngăn không cho Venezuela tiếp cận được nguồn vốn từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ và ngăn không cho các công ty Mỹ phát hành các khoản thanh toán cổ tức cho quốc gia vỡ nợ này.

Để thay thế cho thỏa thuận trợ cấp dầu mỏ của Venezuela, còn được gọi là Petrocaribe, Mexico sẽ phải cung cấp cho Cuba 55.000 thùng mỗi ngày và 39.000 thùng nữa cho các quốc gia khác ở Caribê và Trung Mỹ nằm trong thỏa thuận Petrocaribe. Đây thực sự không thấm vào đâu so với mức mà Venezuela đang bỏ ra trước khi sản xuất của họ tụt dốc. 5 năm trước, Venezuela đã xuất khẩu khoảng 100.000 thùng mỗi ngày sang Cuba và 120.000 thùng hàng ngày khác đến Trung Mỹ và Caribê.

Nếu Mexico thông qua kế hoạch này, nó sẽ là một bước đi táo bạo. Số lượng chuyến hàng, đặc biệt ở mức giá trợ cấp, sẽ là gánh nặng lớn về tài chính đối với Mexico. Động thái này có thể cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và mang lại cho Mexico đòn bẩy tốt hơn trong các cuộc đàm phán NAFTA, nhưng có thể sẽ không được ưa chuộng về mặt chính trị tại thời điểm khi sản lượng dầu trong nước thấp hơn và nền kinh tế bất ổn.

Kế hoạch này đang được Bộ Tài chính và Ngoại giao Mexico thúc đẩy, những người xem sự sụp đổ tiềm ẩn của Venezuela như một cơ hội để tạo ra nhiều đồng minh hơn ở Trung Mỹ và Caribê. Song, Bộ Năng lượng Mexico gần như không quá sốt sắng, bày tỏ những quan ngại lớn của họ về mức sản xuất dầu thô thấp của Mexico. Mặc dù có hy vọng cho một cú hích về sản xuất trong nước sau khi nước này mở cửa các mỏ dầu của mình cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay, nhưng thật khó có thể biến đổi sau 13 năm sản xuất sụt giảm.

Do các biện pháp trừng phạt lên Venezuela được đề xuất, Mỹ cũng sẽ khát khao nhiều hơn đối với dầu của Mexico sau khi để mất nhà cung cấp lớn thứ 3 của họ. Gã khổng lồ khát năng lượng này có thể sẽ tìm cách để nhập khẩu khối lượng dầu nặng lớn hơn từ Canada, Mexico và Colombia để đáp ứng nhu cầu, và Mexico sẽ rất dại khờ nếu nói không trước một dòng tiền đôla chảy vào túi mình. Câu hỏi đặt ra là liệu, Mexico có thể đáp ứng được yêu cầu từ Hoa Kỳ và thay thế cho Petrocaribe cùng một lúc được không? Không có cách nào để dự đoán tương lai, nhưng nó cực kỳ khó với tốc độ mà họ đang đi.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM