Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Một báo cáo nhấn mạnh tình trạng thắt chặt cung dầu trong ngắn hạn

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran và những áp lực cung khác có thể xóa sổ gần 1 triệu thùng sản xuất mỗi ngày trong năm nay và năm sau, một báo cáo được công bố hôm thứ Năm cho thấy.

Westwood Global Energy Group báo cáo rằng các vấn đề địa chính trị đang tạo ra sự trì trệ do con người gây nên lên sản xuất dầu toàn cầu.

"Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của OPEC để ổn định giá dầu, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các vấn đề chính trị khác sẽ cho thấy thiệt hại sản xuất gần 1 triệu thùng mỗi ngày ở Venezuela, Iran và các nước khác trong cả năm 2018 và 2019".

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran trong tháng 11 có thể cô lập nhà sản xuất lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Đối với Venezuela, một thành viên sáng lập của OPEC, tham nhũng và khủng hoảng chính trị đã dẫn đến tổn thất sản xuất liên tục.

Tuy nhiên, Westwood nói rằng những thiệt hại này có thể được bù trừ từ những nơi khác. Sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang khiến nước này trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng. Báo cáo ước tính rằng, cho đến năm 2024, Mỹ sẽ chiếm 40% tổng số giếng khoan phát triển trên thế giới.

"Hoạt động khoan của Mỹ tăng mạnh trong nửa đầu năm nay, dẫn đến sản lượng dầu kỷ lục vào tháng 6 năm 2018", báo cáo cho biết. "Tuy nhiên, trì trệ trong công suất đường ống ở Permian Basin dự kiến ​​sẽ hạn chế tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm 2018 và trong 2019, khiến các nhà điều hành sẽ khai thác các lưu vực khác của Mỹ."

Thuế quan áp đặt lên ống thép nhập khẩu, được sản xuất bởi chỉ một số ít các nhà cung cấp nước ngoài, có thể tạo ra thêm hlực cản cho các nhà phát triển đá phiến ở Mỹ.

Đối với các thành viên OPEC, báo cáo thấy rằng Iraq, Saudi Arabia và Kuwait có thể bổ sung gần 2 triệu thùng dầu mỗi ngày vào thị trường trong năm tới, theo sau mức tăng dự kiến ​​khoảng 900.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2018.

Ở những nơi khác, các lưu vực mới nổi như ngoài khơi Guyana có thể dẫn đến đà tăng đáng kể trong sản xuất dầu toàn cầu vào đầu thập kỷ tới. Brazil, tuy nhiên, sẽ tiếp tục chiếm ưu thế với khoảng 35% sản lượng dầu toàn cầu từ vùng nước sâu đến năm 2024.

Tuy nhiên, Westwood báo cáo rằng các vấn đề địa chính trị như khủng hoảng ở Venezuela và các biện pháp trừng phạt của Mỹ "có, và sẽ" làm mất ổn định thị trường.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM