Ngành công nghiệp dầu mỏ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong nhiều năm, nhưng ngành này có thể không cung cấp đủ dầu để đáp ứng nhu cầu toàn cầu chỉ trong một vài năm.
Một loạt các báo cáo thu nhập quý hai trong hai tuần qua đã cho thấy lợi nhuận tăng cao trên khắp ngành dầu mỏ, với một số công ty công bố lợi nhuận gấp đôi hoặc gấp ba lần so với một năm trước đó. Nhưng mặc dù họ đang ngập trong tiền mặt, nhưng ngành này đã không quay trở lại mức chi tiêu hoang phí mà rất phổ biến trước khi diễn ra đợt suy thoái thị trường năm 2014.
Tùy thuộc vào quan điểm của từng người, đó có thể là một điều tốt hay điều xấu. Theo Carbon Tracker, ngành dầu mỏ có hàng ngàn tỷ đô la trong các dự án đường ống sẽ trở thành rủi ro tài chính khi các chính phủ trên khắp thế giới tìm cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Về bản chất, rất nhiều dầu và khí đốt dự trữ sẽ vẫn còn nằm dưới mặt đất do các loại thuế, quy định sắp tới hoặc đơn giản là nhu cầu tiêu thụ bị phá hủy khi các phương án thay thế bắt đầu có hiệu lực. Trong bối cảnh này, một sự thiếu hụt trong chi tiêu không phải là một điều xấu.
Mặt khác, các cơ quan năng lượng và dự báo, chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đã cảnh báo rằng tốc độ chi tiêu hiện tại của ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu là không đủ.
Đợt suy thoái bắt đầu vào năm 2014 đã dẫn đến sự cắt giảm nghiêm trọng trong chi tiêu cho việc thăm dò và khai thác. Chi tiêu đã giảm 25 phần trăm trong năm 2015, tiếp theo là giảm 26 phần trăm trong năm 2016. Kể từ đó chi phí cho việc thăm dò và khai thác đã chạm đáy, phục hồi 4 phần trăm vào năm ngoái. Ngành này chỉ mới tăng mức chi tiêu khiêm tốn 5% vào năm 2018. Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy ngành dầu mỏ sẽ trở lại chi tiêu ở mức tương tự như trước khi xảy ra suy thoái.
Chi tiêu thấp hơn đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong những phát hiện mới. Trong năm 2014, ngành này phát hiện trung bình khoảng 1.350 triệu thùng dầu tương đương mỗi tháng. Trong năm 2015, mức trung bình đó đã lên đến 1.404 triệu thùng dầu tương đương mỗi tháng, theo Rystad Energy. Nhưng con số đó đã giảm thẳng đứng vào năm 2016, tụt xuống chỉ còn 697 triệu thùng dầu tương đương mỗi tháng và lại xuống còn 625 triệu thùng dầu tương đương mỗi tháng vào năm ngoái.
Những phát hiện mới dự kiến sẽ hồi phục lên 826 triệu thùng dầu tương đương mỗi tháng vào năm 2018 khi hoạt động khoan tăng trở lại, Rystad Energy cho biết, tăng 30% so với năm ngoái. Ba khám phá của ExxonMobil ở Guyana đại diện cho một phần lớn trong tổng số đó.
Nhưng những phát hiện này vẫn chỉ là một phần nhỏ của những gì họ đã từng có, khi ngành dầu mỏ chi tiêu nhiều hơn. Theo Rystad Energy, ngành công nghiệp dầu mỏ cần thêm khoảng 33 tỷ thùng dầu mỗi năm, nhưng ngành này chỉ đang bổ sung được 20 tỷ thùng trong năm 2018.
“Mức tăng 30% từ mức thấp bất thường trong năm 2017 có vẻ là đáng khích lệ, nhưng các công ty thăm dò và khai thác hiện đang phải đối mặt với tỷ lệ dự trữ thấp, trung bình dưới 10%. Điều này thật đáng lo ngại khi xem xét đến tác động tới nguồn cung dầu toàn cầu trong dài hạn, ”Espen Erlingsen, Trưởng nhóm nghiên cứu thăm dò và khai thác tại Rystad Energy, cho biết trong một tuyên bố.
Khi đường ống đó bắt đầu cạn kiệt trong vài năm tới, gián đoạn cung có thể xuất hiện. Virendra Chauhan, một nhà phân tích ngành dầu mỏ tại hãng tư vấn Energy Aspects, nói với tờ Wall Street Journal: “Những năm thiếu vốn đầu tư đang tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng nguồn cung”.
Quan ngại nhất là tốc độ cạn kiệt tại các giếng dầu truyền thống. "Sau hơn 3 năm thiếu sự đầu tư vào khâu thăm dò và khai thác, sản xuất quốc tế đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu suy yếu với sản lượng hàng năm giảm đáng kể ở 15 nước sản xuất trên thế giới", Paal Kibsgaard, CEO của Schlumberger nói với các nhà phân tích. "Những diễn biến này càng làm nổi bật sự cần thiết cho sự gia tăng chi tiêu vào thăm dò và khai thác nhất là trên các thị trường quốc tế vì rõ ràng là các dự án mới đi vào hoạt động trong vài năm tới có thể sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng". Tốc độ giảm trung bình tăng từ 3% trong năm 2014 lên 6,3% trong năm 2016, mặc dù nó đã lên được 5,7% trong năm 2017.
Sản lượng đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ chậm lại trong năm tới, nhưng rồi lại tăng tốc một lần nữa sau khi một số đường ống ở Permian đi vào hoạt động vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Permian sẽ là một trong những nơi có tăng trưởng nguồn cung lớn nhất trong trung hạn. Nhưng hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán sản lượng đá phiến sẽ đi ngang trong những năm 2020 trước khi bước vào suy giảm. Việc thiếu các dự án mới quy mô lớn được lên lên kế hoạch để đi vào hoạt động vào đầu những năm 2020 làm tăng nguy cơ khủng hoảng cung.
Mặt khác, với nhu cầu đạt đỉnh dần hiện ra, lẽ nào nó không phải là một vấn đề hay sao?
Nguồn tin: xangdau.net