Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ muốn hâm nóng quan hệ kinh tế với Ấn Độ

Hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy F. Geithner sẽ bắt đầu chuyến thăm hai ngày tại New Delhi nhằm tái khởi động quan hệ đối tác kinh tế và tài chính giữa hai quốc gia có nền dân chủ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tới Ấn Độ ngày hôm nay. Ảnh: Bloomberg
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tới Ấn Độ ngày hôm nay. Ảnh: Bloomberg

Chuyên gia của cả hai nước nhận định việc đôi bên đạt được thỏa thuận là điều không dễ dàng. Chuyên gia người Ấn Jahangir Aziz từ Ngân hàng J. P. Morgan nhận định: "Về nguyên tắc, họ đồng ý với nhau mọi điều. Thỏa thuận đôi bên thường đạt được 99%, nhưng khó khăn và vướng mắc lớn nhất nằm ở 1% còn lại. Vấn đề chủ yếu là không bên nào chịu nhường bên nào".

Ví dụ điển hình là phải gần 20 năm Mỹ mới bỏ lệnh cấm nhập khẩu xoài Ấn Độ. Một ví dụ khác nữa là Mỹ và Ấn Độ đã nỗ lực vượt qua rào cản trong quá trình triển khai thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến năng lượng hạt nhân, cho phép Ấn Độ tiếp cận công nghệ hạt nhân của Mỹ. Mặc dù những nguyên tắc về hạt nhân đã được thông qua cách đây 4 năm, nhưng đôi bên vẫn chưa xóa hết rào cản pháp lý cho phép các công ty Mỹ ký hợp đồng.

Cả hai nước vẫn còn xa lạ với chương trình trợ cấp nông nghiệp của Mỹ. Ấn Độ chưa sẵn sàng mở cửa thị trường cho nông dân nước ngoài, bởi vì đôi bên đều muốn bảo vệ ngành nông nghiệp của nước mình. Tuy nhiên, những bất đồng giữa hai nước đã nhanh chóng được giải tỏa trong cuộc đàm phán thương mại toàn cầu trong năm 2008.

Các quan chức Ấn Độ bày tỏ thái độ lạc quan về chuyến công du của Bộ trưởng Geithner. Trong đó, Thư ký Liên hiệp Thương mại Ấn Độ Rahul Khullar nhận xét: “Có lý do chính đáng để tin rằng sẽ có kết quả thực tế từ việc liên kết này”.

Một số chuyên gia kinh tế đặt giả thuyết đây là thời gian tốt nhất cho Mỹ và Ấn Độ thiết lập mối quan hệ kinh tế mới, khi mà các công ty Mỹ đang gặp khó khăn với bối cảnh doanh số nhà sụt giảm, trong khi đó dự báo nhu cầu Ấn Độ tiếp tục tăng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vươn tới mức 8,5% trong năm nay.

Các mối quan hệ hợp tác kinh tế tại Ấn Độ đã gia tăng đáng kể từ khi nền kinh tế mới nổi này thực hiện chính sách mở cửa thị trường vào đầu những năm 1990. Quan hệ thương mại song phương đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, đem về kim ngạch khoảng 37,6 tỷ USD. Trong đó, hoạt động đầu tư của Mỹ vào khu vực tư nhân tại Ấn Độ chiếm 16,1 tỷ USD, gấp 10 lần so với cuối những năm 1990.

Các công ty Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất đối với ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ - một nền kinh tế đang phát triển và cần hàng tỷ đôla để đầu tư cơ sở hạ tầng mà nhà tài trợ là các công ty công nghệ của Mỹ. Một số hãng nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ Mỹ có thể kể đến là Google và Facebook, là các hãng bị cấm hoạt động tại Trung Quốc nhưng lại thu hút được nhiều sự chú ý từ Ấn Độ.

Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Ấn Độ Ron Somers nhận định: “Điều này không có nghĩa là mọi thứ đều hoàn hảo tại Ấn Độ. Các công ty đang đối diện với thách thức từ Trung Quốc tất yếu sẽ chuyển hướng kỳ vọng lợi nhuận sang Ấn Độ”.

Tuy nhiên những giới hạn mà chính phủ Ấn Độ đặt ra cho ngành tài chính – ngân hàng và bảo hiểm có thể sẽ không thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa Mỹ - Ấn. Chính quyền New Delhi tỏ ra miễn cưỡng cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng đầu tư vào Ấn Độ, nếu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không cho phép các ngân hàng Ấn Độ mở nhiều chi nhánh hơn tại Mỹ. Mặt khác, xem xét sâu hơn thì Ấn Độ tỏ ra quan ngại trong việc mở cửa thị trường tài chính với Mỹ và phương Tây, sau thời gian các nước này hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong hai năm gần đây.

Chính phủ Ấn Độ đã tỏ ra thân thiện hơn với các ngân hàng nước ngoài trong thời gian gần đây, khi cho phép Credit Suisse, the Australia & New Zealand Banking Group mở chi nhánh hoạt động, nhưng vẫn duy trì các nguyên tắc giới hạn các ngân hàng Mỹ và châu Âu mở chi nhánh mới trong nước.

(New York Times)

ĐỌC THÊM