Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nghịch lý giá dầu-xăng quốc tế và trong nước, vì sao?

 
 
SanOTC- Gần đây trên tờ báo điện tử CNBC có bài chạy tít “vì sao dầu thô giảm giá mà giá xăng lại tiếp tục tăng”, và giờ đây ở Việt Nam tình hình có vẻ cũng hệt như bên trời Mỹ.
Tờ báo CNBC đã đưa ra lời giải thích khá rõ ràng cho sự thiếu liên kết giữa giá xăng và dầu này.

Trên thực tế, giá dầu thô mà giới truyền thông cũng như nhiều người trong giới kinh tế tài chính đề cập đến là giá dầu WTI(West Texas Intermediate),  loại dầu thô vẫn được hút lên mà chúng ta dễ dàng tưởng tượng ra và được giao dịch trên bảng điện tử của sàn giao dịch hàng hóa NYMEX (New York Mercantile Exchange).

Điều đáng nói là các giao dịch hợp đồng WTI trên NYMEX qui định sản phẩm này sẽ được giao tại Cushing, Oklahoma, một thị trấn nằm ở miền trung nước Mỹ. Theo Eugen Weinberg (Commerzbank), tổng số lượng bể chứa ở Cushing chỉ là 20.5 triệu thùng  trong khi hàng ngày khối lượng giao dịch vào khoảng 500-600 triệu thùng. Do vậy một khi cung nhiều hơn cầu như thời điểm hiện tại, khả năng lưu kho dầu thô tại Cushing rất kém dẫn đến tình trạng giá dầu ở đây bị sụt giảm nghiêm trọng.

Ngoài WTI, trên thế giới còn phổ biến một giá dầu tham chiếu khác là Brent Crude oil, trước đây được giao dịch trên sở giao dịch dầu quốc tế (International Petroleum Exchange) ở Luân đôn, sau năm 2005 đã được giao dịch trên sở giao dịch liên châu IntercontinentalExchange (ICE). Thông thường WTI có giá cao hơn Brent, một phần vì chất lượng WTI tốt hơn, một phần vì Brent phải bị chiết khấu chi phí vận chuyển từ châu Âu sang Mỹ, thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên từ tháng 12/2008 giá Brent đã vượt lên giá WTI, có lúc cao hơn $10/thùng, nguyên nhân hoàn toàn vì các bể chứa ở Cushing đã đầy (theo Govanni Serio).

Trong khi đó, vì lý do Brent thông thường rẻ hơn WTI nên nhiều nhà máy lọc dầu ở Mỹ đã được thiết kế chỉ để xử lý dầu Brent. Hơn nữa vì Cushing không phải là cảng biển nên để vận chuyển dầu thô từ đó đến các nhà máy lọc dầu buộc phải xây dựng đường ống. Điều này ngăn cản rất nhiều nhà máy lọc dầu ở Mỹ chuyển sang dùng WTI đang rẻ hơn thay vì dùng Brent.

Dầu thô để sản xuất xăng cho thị trường Mỹ lại chủ yếu đến từ nước ngoài. Không chỉ ở Mỹ, hầu hết các nhà máy lọc dầu trên thế giới cũng đang sử dụng dầu thô với giá được liên quan trực tiếp với giá Brent chứ không phải WTI.

Đây là lý do tại sao giá thành sản xuất xăng nhiều khi chẳng liên hệ với chỉ số giá dầu thô hiện trên bảng điện tử, nghĩa là trong khi báo đài vẫn thông tin giá WTI giảm, giá xăng vẫn tiếp tục tăng. Chắc phải một thời gian nữa người ta mới quen với việc báo cáo giá Brent thay vì giá WTI.

Ở Việt Nam, dầu thô chúng ta khai thác được nhưng hiện tại chỉ có nhà máy lọc dầu Dung Quất mới được đưa vào chạy thử phân xưởng chưng cất dầu thô đầu tiên ngày 9/2/2009.

Ông Nguyễn Hoài Giang - phó tổng giám đốc kỹ thuật, phó trưởng ban chạy thử Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) - đã ký lệnh cho phép đưa dầu thô từ bể chứa vào phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) phục vụ chế biến mẻ sản phẩm dầu đầu tiên sáng ngày 9/2/2009

Số lượng được đưa vào chưng cất trong giai đoạn thử nghiệm là 90.000 thùng dầu thô (mỗi thùng có thể tích 159 lít), chiếm 60% công suất hoạt động của phân xưởng và  mẻ dầu đầu tiên ra lò tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong tháng 2 gồm hai sản phẩm là nhiên liệu diesel dùng chạy ôtô và dầu hỏa.

Như vậy, xăng ở Việt Nam hoàn toàn phải nhập ngoại, và cho dù giá dầu thô đang giảm mạnh thì giá xăng quốc tế vẫn tăng cao, do đó giá xăng ở Việt Nam cũng không thể vì dầu mà giảm giá.
 

(sanotc)

ĐỌC THÊM