Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OECD cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu

OECD đã cắt giảm mạnh các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023, mà nguyên nhân trực tiếp là do Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế, OECD dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào khoảng 3 phần trăm trong năm nay và 2,8 phần trăm vào năm 2023, giảm đáng kể so với mức tương ứng 4,5 phần trăm và 3,2 phần trăm mà tổ chức này dự báo trong triển vọng tháng 12.

"Cuộc chiến ở Ukraine đã dập tắt hy vọng rằng sự gia tăng lạm phát diễn qua trong phần lớn nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ nhanh chóng giảm bớt", OECD nói. "Động lực bổ sung đối với giá thực phẩm và năng lượng, và sự trầm trọng của các vấn đề chuỗi cung ứng, cho thấy lạm phát giá tiêu dùng sẽ đạt đỉnh trễ hơn và ở mức cao hơn dự đoán trước đây."

OECD dự kiến tăng trưởng sẽ "yếu hơn rõ rệt" ở hầu hết các quốc gia, và cho biết cuộc chiến ở Ukraine đã dập tắt mọi hy vọng về việc nhanh chóng kết thúc lạm phát gia tăng.

OECD đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP ở Mỹ xuống còn 2,5 phần trăm trong năm nay, từ mức ước tính trước đó là 3,7 phần trăm. Tổ chức dự báo mức tăng trưởng 4,4 phần trăm ở Trung Quốc, so với dự báo trước đó là 5,1 phần trăm. Dự báo của OECD cho khu vực đồng euro hiện là tăng trưởng GDP 2,6 điểm, từ mức 4,3 điểm trước đó. Tăng trưởng ở các nền kinh tế này lần lượt là 5,7 điểm, 8,1 điểm và 5,3 điểm vào năm 2021.

Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết: "Sự chậm lại này là do cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ và phi lý của Nga, đang khiến thu nhập thực tế thấp hơn, tăng trưởng thấp hơn và ít cơ hội việc làm hơn trên toàn thế giới."

OECD cảnh báo về những rủi ro gia tăng đối với triển vọng, bao gồm một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine, khả năng thiếu lương thực, áp lực lạm phát mạnh hơn, mức nợ cao và giá tài sản tăng và những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19. Áp lực chuỗi cung ứng vẫn ở mức "nghiêm trọng", tổ chức cho biết, được tăng cường bởi hàng loạt các đợt đóng cửa liên quan đến đại dịch ở Trung Quốc gần đây.

OECD cảnh báo rằng dự báo tăng trưởng GDP 1,6 phần trăm của khu vực đồng euro trong năm tới sẽ gặp rủi ro nếu ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga trong khu vực. Trong kịch bản này, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống chỉ còn 0,4 phần trăm và khiến nhiều quốc gia cận kề hoặc rơi vào suy thoái. Tổ chức kêu gọi các nước thuộc OECD giảm sự phụ thuộc chung vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch "bằng cách cung cấp các động lực thích hợp để chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch và đầu tư đáng kể vào năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng."

© Xangdau.net

ĐỌC THÊM