Sản lượng dầu của OPEC đã tăng trong tháng 7 lên mức cao nhất trong năm 2018, do các thành viên vùng Vịnh Ba Tư bơm thêm dầu sau một thỏa thuận để giảm bớt hạn chế nguồn cung và Cộng hòa Congo gia nhập nhóm.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã bơm 32,64 triệu thùng/ngày vào tháng 7, cuộc khảo sát hôm thứ Hai cho thấy, tăng 70.000 thùng/ngày so với mức điều chỉnh tháng 6 và mức cao nhất trong năm nay với Congo được bổ sung vào, theo Reuters.
Cuối tháng 6, OPEC và các đồng minh đã đồng ý tăng nguồn cung khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nhà sản xuất giúp bù đắp cho các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và giúp làm giảm giá, lần đầu tiên đạt 80 USD/thùng kể từ năm 2014.
Vào ngày 22-23 tháng 6, OPEC, Nga và các nước thành viên khác đã đồng ý sự quy trở lại mức tuân thủ 100% trong cắt giảm sản lượng dầu bắt đầu vào tháng 1/2017, sau nhiều tháng sản xuất ít hơn ở Venezuela và các nơi khác đã đẩy mức độ tuân thủ trên 160%. Saudi Arabia cho biết quyết định sẽ chuyển thành sản lượng tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Mức tuân thủ chung của OPEC với các mục tiêu nguồn cung đã giảm còn 111% trong tháng 7 từ mức đã sửa đổi 116% trong tháng 6, điều tra cho thấy, có nghĩa là nhóm vẫn còn đang cắt giảm hơn mức đồng ý.
Sau quyết định của OPEC, Kuwait và UAE tăng sản lượng thêm 80.000 thùng/ngày và 40.000 thùng/ngày trong tháng 7, khảo sát cho thấy.
Phần lớn mức tăng nguồn cung của Saudi dường như đã được thực hiện trong tháng 6, khi Riyadh sử dụng các bể chứa dầu để đẩy nguồn cung lên 10,60 triệu thùng/ngày, gần mức cao kỷ lục.
Riyadh đã tăng nguồn cung trong tháng 7 thêm 50.000 thùng/ngày từ mức đã sửa đổi của tháng 6, theo khảo sát cho thấy, do nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong nước trong các nhà máy lọc dầu và nhà máy điện tăng trong khi xuất khẩu vẫn duy trì gần mức của tháng 6.
Nguồn cung ở Nigeria, thường bị giới hạn do gián đoạn bất ngờ, tăng 50.000 thùng/ngày. Liên doanh ở Nigeria của Royal Dutch Shell đã gỡ bỏ quyền bất khả kháng đối với xuất khẩu dầu thô Bonny Light. Nigeria và Libya được miễn khỏi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung ban đầu.
Iraq cũng tăng nguồn cung, khi xuất khẩu tăng từ các cảng phía nam của đất nước này.
Nguồn: xangdau.net