Sau nhiều năm tăng trưởng bùng nổ thường xuyên, tiêu thụ nhiên liệu của các nền kinh tế lớn nhất châu Á đang suy giảm, làm hạn chế tác dụng của những nỗ lực Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để chấm dứt thừa cung toàn cầu và nâng giá lên.
Tiêu thụ hơn một phần ba nguồn cung toàn cầu, Châu Á là khu vực sử dụng dầu mạnh nhất và nhanh nhất trên thế giới, và có vẻ như cơn “khát” nhiên liệu tham lam cực độ của khu vực này từ lâu đã là một sự hỗ trợ cốt lõi cho giá cả.
Matt Stanley, một nhà môi giới nhiên liệu tại Freight Investor Services (FIS) ở Dubai, cho biết: "Các dấu hiệu của nhu cầu tăng trưởng không giống như trước. Nhưng bây giờ, một số người nói rằng hình ảnh của sự tăng trưởng nhu cầu không còn nguyên vẹn nữa.
Tăng trưởng nhiên liệu của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong ba năm, nhu cầu nhiên liệu của Nhật Bản cũng giảm. "Xem xét khối lượng sản phẩm tuyệt đối sẵn có tôi nghĩ không sớm thì muộn chúng ta có thể thấy một số người bán hàng lo âu."
Giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 5.5% trong tháng này lên 55.75 USD/thùng khi các nhà đầu tư đặt cược sự phục hồi thị trường lớn hơn và giá trong phí bảo hiểm rủi ro ở Trung Đông tăng sau khi Mỹ tấn công tên lửa vào Syria vào tuần trước.
Tuy nhiên, theo một dấu hiệu cho thấy người mua vẫn còn thừa dầu, tháng này Ả-rập Xê-út đã hạ giá dầu thô tháng 5 bán tới khách hàng Châu Á xuống 30 cent so với tháng 4 và giảm 45 cent so với mức trung bình của chuẩn dầu Oman/Dubai.
Điều này đang diễn ra ở nhiều nơi trong nền kinh tế của khu vực. Xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 2 đã tăng lên mức cao thứ hai hàng tháng khi các nhà máy lọc dầu ngày càng chuyển hướng sang xuất khẩu tới các thị trường Châu Á để hút bớt nguồn cung thừa trong nước và gần như xóa sổ hoàn toàn việc nhập khẩu.
Ngay cả Ấn Độ, thường được xem là đầu tàu của tăng trưởng nhu cầu toàn cầu, nhưng tiêu thụ nhiên liệu cũng đã giảm 0,6 phần trăm trong tháng ba so với một năm trước đó.
Ông Sukrit Vijayakar, Giám đốc hãng Tư vấn Năng lượng Trifecta, nói: "Sự sụt giảm trong nhu cầu của Ấn Độ có thể là do tác động của việc đổi tiền”.
Không đưa ra thông báo nào trước, Ấn Độ đã bỏ các tờ tiền mệnh giá 500 và 1.000 rupees vào cuối năm ngoái, đây hai tờ tiền chiếm phần lớn trong lưu thông tiền mặt của quốc gia này. Điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ gây ảnh hưởng đến nhiều người tiêu dùng và làm gián đoạn nhiều hoạt động kinh doanh.
Và mặc dù nhu cầu nhiên liệu hàng năm của Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ tăng trong năm nay nhưng các nhà phân tích cho biết, sẽ không có khả năng phục hồi đủ để bù đắp hoàn toàn tác động từ việc đổi tiền.
M. K. Surana, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Hindustan, cho biết ông hy vọng nhu cầu nhiên liệu của Ấn Độ sẽ tăng từ 5,5 đến 6 phần trăm trong năm nay. Mặc dù con số đó vẫn là một tốc độ tăng trưởng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng nó cách xa so với tăng trưởng nhu cầu sản phẩm chưng cất năm 2016 với hơn 10,9%.
DÂN SỐ GIẢM
Tiêu thụ tại các nước nhập khẩu dầu lớn khác ở châu Á khác cũng đang giảm.
Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc phải đối mặt với các vấn đề nhân khẩu học vì tỷ lệ sinh thấp và dân số già. Một cơ quan chính phủ Nhật Bản tuần này dự báo rằng dân số của quốc gia này sẽ giảm gần một phần ba vào năm 2065. Thêm vào đó hiệu suất nhiên liệu cải thiện và bức tranh lâu dài hơn cho các nhà sản xuất dầu muốn bán cho Nhật dường như ảm đạm.
Phát ngôn viên của JXTG Nippon Oil & Energy Corp cho biết, "Do các yếu tố cơ cấu như sự cải thiện nền kinh tế nhiên liệu xe, nhu cầu trong nước đang suy yếu và điều đó đang tiếp tục”.
Dự báo nhu cầu dầu của Nhật Bản sẽ giảm trung bình hơn 1,5% mỗi năm trong năm năm tới, theo dự báo của ủy ban năng lượng thuộc chính phủ.
Tại Hàn Quốc, nhu cầu về sản phẩm dầu giảm 0.4% trong tháng 1 và 2 so với một năm trước đó, theo dữ liệu từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc.
Lee Seung-moon, một nhà nghiên cứu tại Học viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc cho biết: "Dự báo tăng trưởng nhu cầu sản phẩm dầu mỏ của năm nay sẽ chậm lại”.
Xu hướng dài hạn ở Hàn Quốc tương tự như ở Nhật Bản, do hiệu quả ngày càng tăng, nhiên liệu thay thế và dân số già đi làm ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Nguồn cung và nhu cầu dầu toàn cầu
Với nhu cầu đang sụt giảm tại bốn nước tiêu thụ dầu lớn nhất châu Á, những nỗ lực của OPEC và Nga để cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay nhằm kiềm chế thừa cung nhiên liệu toàn cầu có thể bị phá hỏng, dẫn đến lời kêu gọi của Saudi Arabia để mở rộng cắt giảm vào nửa cuối năm 2017.
Goldman Sachs cho biết trong một thông báo tới khách hàng hôm thứ Tư rằng dự báo dài hạn của họ cho dầu thô WTI là 50 đôla một thùng so với mức giá hiện tại là 53.08 đôla một thùng.
Dữ liệu từ Thomson Reuters Eikon cho thấy nguồn cung dầu bình quân trên toàn cầu đã vượt quá nhu cầu khoảng 680.000 thùng/ngày vào năm 2016, và năm 2017 vẫn sẽ thấy cung quá mức, mặc dù chưa đến 100.000 thùng/ngày, trừ dầu dự trữ.
Tuy nhiên, nhiều nhiên liệu vẫn được lưu trữ trên các tàu chở dầu nằm ở trung tâm giao dịch dầu mỏ của châu Á quanh Singapore. Số liệu của Eikon cho thấy có khoảng 20 tàu chở dầu siêu lớn hiện đang ở ngoài khơi Singapore và miền nam Malaysia, chứa đầy dầu.
Mặc dù con số này thấp hơn so với cách đây một tháng nhưng đây là dấu hiệu cho thấy dư cung vẫn đang tiếp tục.
Việc giữ dầu trên các tàu chở dầu chỉ có lợi nếu giá nhiên liệu trong tương lai cao hơn đáng kể so với giá dầu sắp diễn ra.
Tuy nhiên, đường cong giá kỳ hạn đối với dầu Brent giao sau cho thấy chỉ tăng nhẹ 90 cent so giữa mức hiện tại với mức đỉnh hồi tháng 11 ( 57,20 USD/thùng).
"Mức đó không đủ để có lời khi chứa dầu trên các tàu chở dầu", một nhà môi giới tàu cho biết với điều kiện giấu tên.
Điều tồi tệ hơn đó là giá Brent bắt đầu giảm kể từ tháng 11 trở đi, quay lại mốc 56 đôla một thùng để giao vào cuối năm 2018 và vào năm 2019.
Một đường cong giá như vậy, “làm cho việc chứa dầu trên các tàu chở dầu được xem là tự sát , vì vậy lý do duy nhất để làm điều đó là nếu bạn không có nơi nào khác để chứa nó", ông này nói thêm.
Nhu cầu dầu toàn cầu theo từng khu vực
Nguồn tin: xangdau.net