Sản lượng dầu của OPEC tăng trong tháng 7, nhưng cắt giảm bởi nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia đã gây sức ép lên sản lượng của nhóm 15 thành viên chỉ sau một tháng đồng ý bắt đầu bơm thêm dầu thô.
Saudi đã thu hẹp sản xuất trong tháng trước sau khi đồng ý với OPEC, Nga và một số nhà sản xuất khác để đưa thêm dầu vào thị trường hồi tháng 6. Vương quốc này đang phải đối mặt với áp lực từ các quốc gia tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như chính quyền Trump, để giảm chi phí nhiên liệu trước khi diễn ra sự tái áp đặt trừng phạt của Mỹ đối với Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC.
Tổng thống Donald Trump đang đặt mục tiêu cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống 0 vào tháng 11, một chính sách đe dọa sẽ làm thế giới thiếu hụt dầu mỏ và làm tăng giá xăng dầu nếu OPEC và Nga không thể lấp đầy khoảng trống. Một nhóm gồm hai chục quốc gia sản xuất dầu đã hạn chế sản xuất kể từ tháng 1 năm 2017 để giải quyết tình trạng nguồn cung quá dư thừa, nhưng đã thu hẹp lại chính sách đó trong bối cảnh cấm vận Iran và sản lượng giảm ở những nơi như Venezuela và Angola.
"So với một năm trước đó, đã có một sự cải thiện chung trong giá dầu thô trong năm 2018", OPEC cho biết trong báo cáo hàng tháng của mình. "Đồng thời, giá sản phẩm nhìn chung theo đà tăng lên của giá dầu thô".
Báo cáo mới nhất của OPEC cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các số liệu sản xuất tháng 7 do Saudi Arabia cung cấp và dữ liệu được các nguồn tin độc lập biên soạn. Trong khi vương quốc này nói rằng mình cắt giảm sản lượng khoảng 200.000 thùng mỗi ngày, trung bình các ước tính từ một số nguồn tin bên ngoài đặt mức giảm gần 53.000 thùng/ngày.
Saudi Arabia đã báo cáo sự sụt giảm này trước khi công bố báo cáo. Tuy nhiên, Platts và EIA ước tính Saudi thực sự đã tăng sản lượng lên 10,6 triệu thùng/ngày trong tháng 7, The Wall Street Journal đưa tin hồi tuần trước. Theo WSJ, Saudi đã yêu cầu một số nguồn tin có ước tính củng cố số liệu độc lập để thực hiện một điều chỉnh cho tháng 7, nhưng Platts đã duy trì bởi phân tích của mình.
Saudi đang phải đối mặt với thách thức quản lý thị trường dầu để giá không tăng đủ cao để làm tổn thương nhu cầu hoặc gây phiền lòng các đồng minh như Trump, nhưng không để giá giảm xuống mức quá thấp đến nỗi gây áp lực lên khả năng tài chính của vương quốc.
Saudi Arabia đang cố gắng giữ giá dầu quanh mức 80 đô la một thùng, các nhà phân tích cho biết, và sản lượng của Saudi giảm sút có xu hướng làm tăng giá. Dầu thô Mỹ kết thúc tuần trước dưới 68 đô la, trong khi dầu thô Brent chuẩn quốc tế được định giá dưới 73 đô la.
Sự sụt giảm trong sản xuất từ Saudi Arabia xuất hiện sau khi vương quốc này tăng sản lượng thêm hơn 400.000 thùng/ngày trong tháng 6.
Toàn bộ nhóm OPEC cho thấy sản lượng tăng thêm gần 41.000 thùng/ngày trong tháng 7 lên 32,3 triệu thùng/ngày, theo số liệu độc lập được trích dẫn bởi nhóm trong báo cáo hàng tháng.
Kuwait và United Arab Emirates, hai trong số các quốc gia OPEC duy nhất có công suất dự trữ, đóng góp mức tăng lớn nhất và lớn thứ ba, tương ứng. Nhà sản xuất hàng đầu của châu Phi, Nigeria, đã ra top ba nước có mức tăng lớn nhất trong tháng, trong khi Iraq cũng bơm thêm dầu.
Ngoài Saudi Arabia, các nguồn tin độc lập cũng báo cáo sự sụt giảm khoảng 50.000 thùng/ngày từ Iran, Libya và Venezuela.
Về thị trường trong tương lai, OPEC đã tăng dự báo sản lượng dầu từ các nước ngoài nhóm trong năm nay và năm sau.
Hiện tại, OPEC dự đoán các nước đó sẽ bơm 59,6 triệu thùng/ngày trong năm 2018, tăng 73.000 thùng/ngày so với ước tính lần trước của nhóm. Trong năm 2019, nhóm nhìn thấy các nhà sản xuất không thuộc OPEC bơm gần 61,8 triệu thùng/ngày, tương đương 106.000 thùng/ngày so với dự đoán trước đó. Cả hai điều chỉnh là do quan điểm của OPEC cho rằng Trung Quốc sẽ bơm nhiều hơn dự đoán trước đây trong cả hai năm.
Trong khi đó, cartel đã hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu với mức giảm nhẹ 20.000 thùng/ngày cho cả hai năm 2018 và 2019. Tuy nhiên, thế giới vẫn dự kiến tiêu thụ kỷ lục là 98,8 triệu thùng/năm trong năm nay, trong khi nhu cầu lần đầu tiên dự kiến đạt 100 triệu thùng/ngày vào năm tới.
Điều đó sẽ khiến thế giới có ít nhu cầu hơn với dầu của OPEC. Năm nay, người mua dầu sẽ cần ít hơn khoảng 600.000 thùng/ngày từ OPEC so với tiêu thụ trong năm 2017. Nhu cầu với dầu OPEC sẽ giảm thêm 800.000 thùng/ngày vào năm 2019, theo nhóm.
Nguồn: xangdau.net