"Các nhà sản xuất ở Trung Đông đang ưu tiên bán tới khu vực châu Á hơn là thị trường châu Âu và Mỹ"
Ả rập Xê út, nước đang cắt giảm sản lượng vì tham gia vào thỏa thuận nhằm giảm bớt thừa cung toàn cầu, được cho là sẽ cung cấp tới khách hàng ở châu Á tất cả dầu mà họ tìm mua trong tháng 5, giữ chiến lược của họ không bị ảnh hưởng lớn bởi việc cắt giảm. Trong khi đó, xuất khẩu của Mỹ đã gia tăng tới các quốc trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi các nhà máy lọc dầu trong khu vực này cũng đang ngập trong dầu thô của châu Phi và châu Âu.
Dòng dầu chảy tự do này cho thấy giá trị cao được định ra bởi các nhà sản xuất khi bán tới châu Á, đây vốn là trung tâm của tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh của họ bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 1, thì các khách hàng trong khu vực quan ngại về việc mất sự tiếp cận tới hàng loạt các lô hàng vốn có sẵn trong ba năm qua trong bối cảnh dư cung toàn cầu. Thay vào đó, sự cắt giảm này phần lớn lại ảnh hưởng đến các nhà máy lọc dầu ở châu Mỹ và châu Âu.
Peter Lee, nhà phân tích tại BMI Research, Singapore cho biết: "Không thiếu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu ở châu Á. "Châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới, và các nhà sản xuất ở Trung Đông đang ưu tiên bán tới khu vực này hơn là thị trường châu Âu và Mỹ, ngay cả khi hiệp định giữa các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC vẫn còn hiệu lực."
Hơn nữa, những cắt giảm đã tạo ra nguồn cung từ các quốc gia không nằm trong thỏa thuận như Mỹ có giá cả phải chăng hơn. Lee cho biết: "Các luồng dầu từ Tây Phi, Hoa Kỳ và Biển Bắc cạnh tranh hơn về giá so với các sản phẩm đến từ Trung Đông vì việc tuân thủ cắt giảm nguồn cung đã làm cho dầu ở Trung Đông đắt đỏ hơn.
Ngay cả trong thời điểm Ảrập Xêút, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã thực hiện việc cắt giảm nguồn cung hạn chế tới một số khách hàng ở châu Á, thì đã giảm các lô dầu nặng hơn trong khi cung cấp nhiều loại dầu nhẹ hơn giống như các lô hàng của đối thủ đến từ Mỹ, Châu Phi Và châu Âu.
Các khu vực khác đã không được may mắn như vậy. Saudi Arabia được cho là sẽ duy trì mức cắt giảm 20 phần trăm cho ít nhất một công ty lọc dầu của Châu Âu trong tháng thứ hai hồi tháng 2. Nhập khẩu dầu của Mỹ từ vương quốc Trung Đông này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12, theo số liệu sơ bộ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho tuần kết thúc vào ngày 31 tháng 3.
Trong khi việc vận chuyển dầu của Saudi đến Châu Mỹ và Châu Âu bị hạn chế, thì xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng 2 đạt mức cao kỷ lục. Các lô hàng của Mỹ đổ vào Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore đã đạt 11,41 triệu thùng trong tháng 2, tăng hơn gấp đôi từ 5,63 triệu thùng của tháng 1, theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho thấy.
Den Syahril, chuyên gia phân tích của FGE, có trụ sở tại Singapore cho biết: "Châu Á vẫn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà cung cấp toàn cầu vì cơ hội chênh lệch giá hiện tại. "Với nguồn cung ở Đại Tây Dương tăng nhanh hơn so với nhu cầu, nó đã tạo ra sức ép nguồn cung cấp lên châu Á."
Chuẩn dầu Trung Đông, dầu thô Dubai, đã tăng mạnh so với các loại dầu khác do các nhà sản xuất trong khu vực, trong đó có Ả-rập Xê-út gánh phần lớn cắt giảm sản lượng toàn cầu. Dầu thô Dubai đã tăng trung bình 1,35 USD/thùng so với mức trung bình West Texas Intermediate của Mỹ tính cho tới tháng này, sau khi giảm trong tháng 12. Chênh lệch giữa dầu Brent với chuẩn dầu Dubai đã thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2015. Cụ thể, khoảng cách giữa hai chuẩn dầu này là 95 cent vào lúc 10:56 sáng theo giờ Singapore hôm thứ Năm.
Nguồn tin: xangdau.net