Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sự chuyển hướng đột ngột sang năng lượng hạt nhân của Đức gây chia rẽ giới lãnh đạo

Đức ngày càng thể hiện sự cởi mở với năng lượng hạt nhân, đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn so với lập trường lịch sử của họ về nguồn năng lượng gây tranh cãi này. Sự thay đổi thái độ của Đức đối với năng lượng hạt nhân diễn ra như một phần của phong trào toàn cầu lớn hơn để quay trở lại với năng lượng hạt nhân như một phần khả thi của bối cảnh năng lượng an toàn và carbon thấp.

Tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Katherina Reiche đã chọn tham gia một cuộc họp với các thành viên Liên minh châu Âu ủng hộ hạt nhân thay vì tham dự một cuộc họp của các quốc gia dành riêng cho năng lượng tái tạo, đánh dấu sự chia rẽ lớn trong lập trường của chính phủ Đức về tương lai của năng lượng châu Âu. Trong khi Reiche đang có quan hệ thân thiết với những người ủng hộ năng lượng hạt nhân, Bộ trưởng Môi trường Carsten Schneider của quốc gia này vẫn kiên quyết chống đối việc thay đổi lập trường phản đối hạt nhân của Đức.

"Chúng tôi đã quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Điều này cũng đã được xã hội chấp nhận", Schneider gần đây được Deutsche Welle (DW) dẫn lời. "Không có cam kết nào nữa [đối với ngành công nghiệp hạt nhân], và sẽ không có cam kết nào nữa", ông nói tiếp. Đức đã ngừng hoạt động ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào năm 2023.

DW đưa tin rằng sự bất đồng về năng lượng hạt nhân giữa Bộ trưởng Năng lượng và Bộ trưởng Kinh tế Đức đã rõ từ lâu. Hồi tháng 5, Reiche đã phát biểu tại Brussels (nơi đặt trụ sở chính của Liên minh châu Âu) rằng bà "mở cửa cho mọi công nghệ" như một phần trong chính sách năng lượng của Đức và đồng ý hòa hợp với các quan chức Pháp bằng cách bỏ những lời lẽ mang tính phản đối hạt nhân khỏi luật pháp của Liên minh châu Âu. Điều này đánh dấu sự thay đổi lớn so với lập trường từ trước tới nay của Đức.

Sự phản đối quyết liệt của Đức đối với năng lượng hạt nhân là kết quả của chính trị lịch sử hơn là sự tính toán với thực tế năng lượng hiện tại, vốn đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Một báo cáo năm 2024 từ The Conversation giải thích rằng việc Đức ngừng hoàn toàn sản xuất năng lượng hạt nhân “chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh diễn biến chính trị - xã hội sau chiến tranh ở Đức, nơi chủ nghĩa chống hạt nhân đã có trước diễn ngôn khí hậu công khai”. Theo báo cáo đó, diễn ngôn phản đối hạt nhân kịch liệt vào thời điểm đó có thể được quy cho “sự ngờ vực đối với chế độ chuyên chế; nỗi lo về sinh thái, môi trường và an toàn; nghi ngờ rằng năng lượng hạt nhân có thể gây ra sự phổ biến vũ khí hạt nhân; và sự phản đối chung đối với quyền lực tập trung (đặc biệt là sau khi củng cố cực độ dưới chế độ độc tài Đức Quốc xã)”.

Nhưng giờ đây, có vẻ như Đức không đủ khả năng duy trì hệ tư tưởng chống hạt nhân của mình. Nền kinh tế và lĩnh vực năng lượng của Đức đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga, vì nước này phụ thuộc vào Điện Kremlin để cung cấp tới 50% nguồn cung khí đốt tự nhiên khi Nga lần đầu xâm lược Ukraine. Mặc dù Đức chưa có động thái đáng kể nào để thay đổi chính sách năng lượng hạt nhân trong nước, nhưng thực tế là giới lãnh đạo không đơn phương phản đối công nghệ này là một vấn đề lớn trong chính trường quốc gia và châu Âu.

Sự thay đổi này là một phần của sự thay đổi lớn hơn theo hướng có lợi cho năng lượng hạt nhân ở châu Âu. Chỉ trong vài tháng qua, chính phủ Ý và Đan Mạch đã khởi xướng các động thái nhằm hủy bỏ lệnh cấm sản xuất điện hạt nhân kéo dài 40 năm của họ, và Tây Ban Nha đã ra tín hiệu cởi mở về việc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân trước đây đã được lên kế hoạch đóng cửa dần.

Việc tái áp dụng năng lượng hạt nhân này không chỉ giới hạn ở châu Âu. Trên toàn cầu, năng lượng hạt nhân đang ngày càng trở thành một trong những giải pháp mạnh mẽ nhất để cân bằng thành công giữa nhu cầu an ninh năng lượng với các mục tiêu về khí hậu. Năng lượng hạt nhân là một công nghệ đã được chứng minh là không phát thải carbon và có thể được xây dựng ở hầu hết mọi nơi, đặc biệt là với các mô hình lò phản ứng mô-đun nhỏ mới nổi.

Mới vừa tháng trước, Ngân hàng Thế giới đã hủy bỏ lệnh cấm tài trợ cho các dự án năng lượng hạt nhân của mình, một động thái sẽ mở rộng phạm vi năng lượng hạt nhân ở các nước đang phát triển và có khả năng tác động đến các ngân hàng phát triển khác để làm theo. Lauren Hughes, phó giám đốc Sáng kiến ​​Chính sách Năng lượng Hạt nhân, gần đây đã tuyên bố với Hội đồng Đại Tây Dương rằng khi kết hợp lại, những quyết định chính sách quan trọng này "cho thấy năng lượng hạt nhân đang được ưa chuộng trở lại và được công nhận về khả năng cung cấp nguồn điện cơ bản đáng tin cậy".

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM