Dầu đang có đợt phục hồi kéo dài nhất kể từ tháng 12 do lạc quan về khả năng Ả-rập Xê-út sẽ ủng hộ việc mở rộng cắt giảm sản lượng khi dự trữ của Mỹ có dấu hiệu thu hẹp lại.
Hợp đồng kỳ hạn tại New York đang giữ đà tăng sau khi lên 6,3% trong sáu phiên giao dịch trước đó. Ả rập Xê út có thể sẽ ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận đến nửa cuối năm 2017 với nỗ lực thúc giá lên. Một số quốc gia khác, trong đó có Kuwait, cũng đã bày tỏ sự ủng hộ công khai về việc gia hạn. Dữ liệu ngành công nghiệp cho biết nguồn cung dầu thô Mỹ đã giảm tuần trước.
Mặc dù đồn đoán rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh của họ sẽ mở rộng hiệp ước thêm 6 tháng nhằm giảm bớt thừa cung toàn cầu đang giúp tăng giá, nhưng cũng có mối quan ngại rằng sản lượng Mỹ tăng sẽ chống lại sự sụt giảm này. Saudi Arabia, nước sản xuất lớn nhất trong OPEC, đã giảm lượng cung xuống dưới 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 3, nhiều hơn so với mức cam kết trong thỏa thuận. Nhóm này dự kiến sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 25 tháng 5.
Jonathan Barratt, Giám đốc đầu tư tại Ayers Alliance Securities ở Sydney, cho biết: "Việc mở rộng cắt giảm sản xuất qua tháng 6 sẽ thu hút đà tăng trưởng. Vấn đề là, khi giá leo lên cao hơn thì các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ sẽ tăng cường bơm dầu nhiều hơn”.
Hợp đồng WTI giao tháng 5 đã giao dịch ở mức 53,54 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, tăng 14 cent, lúc 11:09 sáng ở Hồng Kông. Tổng khối lượng giao dịch thấp hơn 14 phần trăm so với trung bình 100 ngày. Giá chốt phiên hôm thứ Ba cao nhất kể từ ngày 1 tháng 3 tăng 32 cent lên mức 53,40 USD.
Quyết định của Saudi
Hợp đồng Brent giao tháng 6 tăng 16 cent lên 56.39 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe ở London. Giá tăng 25 cent, tương đương 0.5%, lên 56.23 USD hôm thứ Ba. Chênh lệch giữa Brent với WTI giao tháng 6 là 2,46 USD.
Saudi Arabia sẽ quyết định về việc mở rộng tùy theo lập trường của các quốc gia OPEC khác như Iraq và Iran, cũng như Nga, nước không phải là thành viên của nhóm nhưng đã tham gia vào hiệp ước cắt giảm sản lượng. Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới chưa vẫn đưa ra quyết định cuối cùng.
Viện Nghiên cứu Dầu mỏ Hoa Kỳ cho biết nguồn cung dầu thô của Mỹ đã giảm 1,3 triệu thùng trong tuần trước. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg trước khi có báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng vào ngày 12/4, lượng dầu lưu kho có khả năng giảm từ mức cao kỷ lục 1,5 triệu thùng xuống còn 534 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7 tháng 4. Tồn kho trên cả nước đã tăng lên khoảng 56 triệu thùng kể từ đầu năm nay.
Tin thị trường dầu mỏ:
Ả rập Xê út đã giảm sản lượng dầu trong nước trong tháng 3 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1, thấp hơn mức sản lượng mà họ cam kết sẽ duy trì như là một phần của thỏa thuận toàn cầu nhằm giảm nguồn cung dầu thô.
Tổng khối lượng trong giao dịch quyền chọn mua WTI, cho phép chủ sở hữu quyền mua dầu thô trong tương lai ở một mức giá nhất định, đã tăng mạnh hôm thứ Ba lên mức cao nhất kể từ tháng 3. Hơn 61.000 hợp đồng quyền chọn mua dầu thô WTI giao tháng 7 với mức giá 57 USD đã được giao dịch vào lúc 5:19 chiều tại New York, một mức cao kỷ lục cho hợp đồng này.
Nguồn tin: xangdau.net