Để giá dầu tăng, nhu cầu phải tăng. Đó là ý chính của một bài báo mới từ, Jude Clemente của tạp chí Forbes.
Nhu cầu mạnh mẽ từ Đông Á có lẽ đang suy yếu, khi Trung Quốc chậm tích trữ dầu thô và nhu cầu nhập khẩu sụt giảm. Sản lượng của Mỹ gia tăng đã biến nước này thành một nước xuất khẩu năng lượng ròng, sẽ giữ giá thấp mà không cần tới sự gia tăng đồng thời của nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.
Nhu cầu đó, như Clemente và những người khác đã ghi nhận, có thể sẽ sớm đạt đỉnh. IEA dự báo nhu cầu đỉnh điểm (peak demand) sẽ đến sau năm 2040, một triển vọng được chia sẻ bởi BP. Shell thậm chí còn bi quan hơn, dự đoán nhu cầu chạm đỉnh vào cuối những năm 2020, dựa trên sự tăng trưởng của thị trường xe điện và các quy định về môi trường và năng lượng thay đổi.
Shell, BP và Statoil nhìn thấy hiệu quả sử dụng năng lượng ngày càng tăng, việc chuyển đổi sang xe điện và nhu cầu khí đốt tự nhiên đang tăng lên là nguyên nhân chính khiến nhu cầu dầu thô giảm, mặc dù họ đồng ý rằng nhu cầu dầu sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.
Tất cả những công ty này có cùng điểm chung là chuyển đổi sự chú ý đầu tư và tập trung quản lý đối với khí tự nhiên và năng lượng tái tạo, và tránh xa dầu thô truyền thống.
Hai công ty lớn của Mỹ là ExxonMobil và Chevron đã không đưa ra dự đoán, phủ nhận rằng nhu cầu đỉnh điểm sắp tới. Tuy nhiên, như tờ Wall Street Journal đưa tin hồi tháng 5, các công ty của Mỹ chỉ là thiểu số, vì các công ty năng lượng quốc tế khác đang cố gắng giảm nhu cầu dầu và chuyển sự quan tâm của họ sang khí tự nhiên và năng lượng tái tạo.
Goldman Sachs chia sẻ dự báo của họ vào cuối tháng 7, dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2024. Hãng này dự đoán nhu cầu sẽ tăng trưởng 1,2% mỗi năm trong giai đoạn 2017 - 2022, giảm xuống 0,7% năm 2025 và 0,4% vào năm 2030. So với tốc độ tăng trưởng nhu cầu 1,6 phần trăm từ năm 2011 tới năm 2016.
Với sản xuất từ Mỹ sẽ tăng lên vào năm 2018 và 2019 và hàng tỷ thùng vẫn còn nằm trong kho dự trữ của OPEC, câu hỏi về đỉnh cao cân bằng sản lượng - peak oil, vốn đã nằm trong tâm trí của mọi người cách đây 5 năm, đã không còn thích hợp. Nhu cầu chạm đỉnh có lẽ không phải là cao điểm dầu, nhưng nó đang tiến triển thành nỗi ám ảnh theo cùng một cách.
Điều gì đang châm ngòi cho những dự đoán này? Nhu cầu sẽ đi về đâu?
IEA đã dự đoán nhu cầu sẽ vượt 100 triệu thùng/ngày trong năm 2019, tăng lên 104 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nhu cầu tại các nước OECD đã giảm trước năm 2006 do giá cao và sau đó đi ngang hoặc giảm từ năm 2006 - 2008 khi nền kinh tế toàn cầu bị thu hẹp. Tuy nhiên tăng trưởng nhu cầu kể từ đó đã trở nên trì trệ, không quá 1,8%. Nhu cầu của OECD dự kiến sẽ chững lại hoặc giảm, khi có nhiều xe điện hơn được bán và hiệu quả ngày càng tăng thay thế cho nhu cầu gia tăng.
Câu chuyện có thật là ở các nước không thuộc OECD, nhất là Trung Quốc. Trong khi nhu cầu dầu ở OECD thực sự giảm trong giai đoạn 2000-2010, thì nhu cầu tại các nước ngoài OECD tăng 40%. Với thế giới công nghiệp phần lớn được động cơ hóa, thì chính sự tăng trưởng kinh tế tuyệt vời ở các nước đang phát triển đã thúc đẩy việc mở rộng nhu cầu.
IEA dự đoán nhu cầu các nước khu vực châu Á không thuộc OECD sẽ tăng từ 23,7 triệu thùng/ngày của năm 2015 lên 28,9 triệu thùng/ngày năm 2021, mặc dù tốc độ này có thể bị ảnh hưởng bởi các quy định của chính phủ nhằm chống lại sự ô nhiễm.
Nhưng bây giờ, nhu cầu đó đang chậm lại. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc cao kể từ năm 2016, phần lớn là do chính phủ muốn lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược. Với các bể chứa đang đạt tới công suất, nhập khẩu của Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu giảm, từ 1 triệu thùng/ngày xuống còn 700.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm nay.
Những người hoài nghi về nhu cầu dầu đạt đỉnh đã chỉ ra nhu cầu xăng cao hơn bao giờ hết, vốn đã vượt qua các báo cáo nhu cầu theo mùa ở Mỹ. Chẳng hạn, doanh số xe điện gia tăng tại California không ảnh hưởng tới tiêu thụ xăng của bang đó. Lượng xăng tiêu thụ tại Hoa Kỳ vào năm 2016, khoảng 9.33 triệu thùng/ngày, là mức cao nhất được ghi nhận.
Mỉa mai thay, IEA dự báo giá sẽ tăng khi cầu vượt quá cung, dựa trên sự thiếu thốn thăm dò và giảm các dự án mới kể từ khi giá sụp đổ năm 2014. Trừ khi đầu tư vào thăm dò và phát triển gia tăng, cơ quan này dự đoán giá sẽ lên tới 80 USD vào năm 2022.
Vì vậy, giá có thể tăng lên trước khi nhu cầu ở mức cao nhất. Một lần nữa, những dự đoán về đỉnh cao cân bằng sản lượng dầu vào đầu những năm 2000 đã bị thổi bay bởi cuộc cách mạng đá phiến, mang lại khoảng 5 triệu thùng/ngày sản lượng mới.
Giá tăng có thể không báo trước sự bùng nổ nhu cầu. Thay vào đó, giá có thể tăng khi tốc độ dự trữ cho sự thay thế bị ảnh hưởng bởi nhu cầu gia tăng. Trong khi nhu cầu tăng lên, sự tăng trưởng này có thể chậm hơn so với trước đây, nhất là nếu như tăng trưởng chậm hơn ở các nước đang phát triển, hiệu quả sử dụng nhiên liệu lớn hơn, quy định về môi trường (đặc biệt là các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm và sương mù ở đô thị) và xe điện trở thành yếu tố góp phần.
Các cuộc thảo luận về nhu cầu đạt đỉnh có thể đã thay thế các cuộc tranh luận trước đó về " peak oil". Mặc dù sự đồng thuận có thể tăng lên giữa các nhà quan sát trong ngành và các công ty năng lượng lớn rằng peak demand sắp xảy ra, nhưng các yếu tố đóng vai trò làm cho việc dự đoán chính xác khi nào điều đó xảy ra là cực kỳ khó khăn. Có khả năng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong một thời gian dài trước khi những dự đoán của IEA, Shell và Goldman được chứng minh là đúng.
Nguồn tin: xangdau.net