Các quan chức Iran đã gợi ý rằng họ có thể đóng cửa eo biển Hormuz nếu Mỹ thực hiện cắt đứt hoàn toàn việc xuất khẩu dầu của Iran, một kịch bản thảm khốc có thể gây sốc cho thị trường dầu mỏ.
Viễn cảnh ngừng hoạt động tại eo biển Hormuz liên tục nảy sinh khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran xấu đi, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều gạt bỏ ý tưởng đó như là chuyện không có thật.
Nhưng kịch bản này có lẽ không quá kỳ lạ như thường nghĩ. Bob McNally, người sáng lập và chủ tịch hãng tư vấn năng lượng Rapidan Group, nói rằng Mỹ đang tiến hành cuộc chiến kinh tế chống lại Iran và khi một quốc gia được bị dồn vào chân tường như vậy, “thì có nguy cơ sẽ chống trả lại dù cho là với một thế lực lớn hơn”.
"Tôi nghĩ rằng thị trường hơi tự mãn," ông nói với CNBC, đề cập đến việc giá dầu thiếu sự chuyển biến sau những lời đe dọa qua lại giữa Rouhani và Donald Trump. Ông nói rằng Iran có ít lực hơn nhiều so với năm 2012 khi nước này đang làm giàu urani và giá dầu lúc đó cao hơn nhiều. Với giá dầu thấp hơn nhiều, lực của Iran yếu hơn, điều này có thể dẫn đến các biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như đóng cửa eo biển Hormuz. Đó là một "lời đe dọa tin được", McNally nói.
Rõ ràng, điều đó sẽ khiến giá dầu tăng vọt. "Khi bạn nói về xuất khẩu của Iran, đó là khoảng 2,5 triệu thùng mỗi ngày, nhưng nếu bạn nói về việc đóng cửa eo biển Hormuz, đó là 19 triệu thùng một ngày," ông nói. “Khoảng 30% dầu được giao dịch trên biển đi qua eo biển đó. Đó là một vấn đề lớn hơn nhiều. ”
Thiệt hại thực sự sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian đóng cửa eo biển. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ đánh bại những nỗ lực của Iran để đóng eo biển và sẽ tìm cách để mở cửa trở lại trong một vài ngày. McNally nói điều này không phải là dễ dàng. "Tôi muốn cẩn thận một chút trong khoảng hai đến ba ngày", ông muốn ám chỉ đến những dự báo đầy lạc quan về việc eo biển có thể nhanh chóng hoạt động trở lại sau khi gián đoạn.
Eo biển này chỉ rộng khoảng 21 dặm tại điểm hẹp nhất, và bởi vì gần một phần năm tổng nguồn cung toàn cầu đi qua tuyến đường biển hẹp đó, nên nó thường được mô tả như là nút thắt quan trọng nhất trên thế giới.
Việc đóng cửa, ngay cả trong một thời gian ngắn, cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường dầu chưa từng thấy. Và công suất dự trữ vẫn còn rất thấp, khoảng 2 triệu thùng/ngày. Tệ hơn nữa, phần lớn những thùng được bổ sung đó sẽ cần phải đi qua eo biển này để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Một lần nữa, khả năng Iran có hành động quyết liệt như vậy vẫn còn rất mong manh. Xét cho cùng, một trong những kẻ thua cuộc lớn nhất nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa sẽ là Iran.
Nhưng càng nhiều dầu của Iran bị chính phủ Mỹ làm gián đoạn thì ít Iran càng không còn gì để mất. Việc đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0, như Ngoại trưởng Mike Pompeo xem là mục tiêu, sẽ là một tai họa cho Iran.
Tuy nhiên, chính quyền Trump phải đối mặt với những trở ngại riêng của mình mà có thể ngăn nước này theo đuổi con đường hiếu chiến mà họ muốn. Trump chắc chắn sẽ không muốn khiến cho giá dầu tăng, điều này sẽ xảy ra nếu eo biển bị đóng cửa. Sự do dự từ các quan chức Mỹ là rõ ràng - họ đã do dự trong các tuyên bố công khai về việc sẽ làm gián đoạn nguồn cung của Iran đến mức nào, rõ ràng là họ sợ hậu quả không muốn về mặt chính trị từ giá xăng cao ở trong nước. Theo nghĩa đó, Mỹ có lẽ phải bước đi một cách thận trọng, hy vọng không kích động Iran quá nhiều, trong khi cũng cố gắng tăng áp lực lên Tehran. Làm thế nào điều này có hiệu quả trong thực tế, và nguồn cung dầu của Iran bị gián đoạn bao nhiêu thì vẫn chưa rõ.
Nguồn tin: xangdau.net