Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 07/2022

Giá dầu bắt đầu tuần trước với đà leo dốc và chinh phục những đỉnh cao mới. Nguyên nhân là bởi lo ngại về một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hôm 16/2 theo dự đoán của phương Tây.

Giá dầu tiếp tục biến động sau khi Nga cho biết, một số binh sĩ của Nga đã trở về căn cứ, hoàn thành các cuộc tập trận, nhưng NATO và Mỹ sau đó cho biết họ không thấy quân đội Nga kéo ra khỏi biên giới Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến trừng phạt 5 lần trong bài phát biểu tối 18/2, cho rằng Nga “đang tìm cớ để tấn công Ukraine” trong khi Moscow nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.

Bất ổn địa chính trị ở Đông Âu cùng với những số liệu về dự trữ dầu của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng trong tuần trước, nhưng tổng tồn kho tại trung tâm Cushing giảm 1,9 triệu thùng, phản ánh nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao của Mỹ đã khiến hai mặt hàng dầu liên tục biến động.

Tuy nhiên, những lo ngại về một cuộc chiến Nga-Ukraine, gây gián đoạn nguồn cung đã sớm bị lấn át bởi triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân sắp đạt được tại các vòng đàm phán gián tiếp Mỹ-Iran đang diễn ra. Giữa tuần, nhà đàm phán chính của Iran Ali Bagheri Kani đã tweet rằng, “sau nhiều tuần hội đàm căng thẳng, chúng tôi đang tiến gần hơn bao giờ hết đến một thỏa thuận”.

Trong trường hợp một thỏa thuận đạt được, Iran có thể giải phóng nhanh chóng 1,3 triệu thùng/ngày cho thị trường trong vòng vài tháng sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu dầu của nước này. Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao, việc xuất khẩu dầu sẽ được áp dụng vào giai đoạn sau, tầm từ quý 3 năm nay trở đi và nhường ưu tiên cho giải phóng các quỹ của Iran. Nếu vậy, trong tương lai gần, giá dầu khó có thể được “hạ nhiệt” bởi dòng dầu từ Iran và “cơn khát” dầu vẫn sẽ tiếp tục bởi nhiều nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OEC+) vẫn đang phải chật vật để đáp ứng hạn ngạch đề ra của mình.

Dù sao đi nữa thì thông tin về một thỏa thuận có thể đạt được trong vòng đàm phán gián tiếp Mỹ-Iran cũng đã giúp dầu trượt giá so với mức đỉnh xác lập hồi đầu tuần.

Kết thúc phiên 18/2, giá dầu Brent tương lai tăng 57 cent, tương đương 0,6%, lên 93,54 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 69 cent, tương đương 0,5%, xuống 91,07 USD/thùng.

Chốt tuần, giá dầu Brent tăng 0,9%, tuần tăng thứ 9 liên tiếp, WTI giảm 1,7% - kết thúc đợt tăng 8 tuần liên tiếp.

Theo Investing, nếu thị trường còn bình tĩnh thì phần nào đó là nhờ Nhà Trắng đảm bảo gói trừng phạt đầu tiên sẽ không gồm ngăn Nga tiếp cận hệ thống ngân hàng quốc tế SWIFT – biện pháp về lý thuyết khiến Moscow khó bán dầu hơn, gây thiệt hại về tài chính cho nước này.

Trong trường hợp Nga không thể tiếp cận SWIFT, với tình hình thị trường hiện tại, việc giá dầu lên 100 USD/thùng, thậm chí 125 USD/thùng là điều không cần bàn cãi.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước triển khai thêm 10 giàn khoan dầu và khí đốt, nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 645 giàn khoan, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

Thị trường Mỹ nghỉ giao dịch ngày Tổng thống 21/2.

ĐỌC THÊM