Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 10/2021

 

Giá hợp đồng dầu thô Brent và WTI đóng cửa thấp hơn vào thứ Sáu với khối lượng tương đối thấp, nhưng giá vẫn nằm trong khoảng cách ấn tượng với mức cao nhất trong nhiều năm đạt được hồi đầu tuần.

Thị trường đã chật vật trong hầu hết phiên giao dịch để đạt được lực tăng vì mức tăng bị giới hạn bởi đồng Đôla Mỹ mạnh hơn, điều này làm ảnh hưởng đến nhu cầu ở nước ngoài đối với hàng hóa được định giá bằng đồng đô la.

Tuy nhiên, giá đã được hỗ trợ bởi lạc quan về sự phục hồi nhu cầu khi Mỹ tiếp tục tăng số lượng tiêm chủng trong khi số ca mắc COVID-19 mới giảm trên cả nước.

Xu hướng tăng dài hạn cũng vẫn còn nguyên vẹn, được củng cố bởi việc cắt giảm sản lượng mạnh mẽ của OPEC và các đồng minh.

Kết thúc phiên 12/3, giá dầu Brent tương lai giảm 41 cent, tương đương 0,6%, xuống 69,22 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 41 cent xuống 65,61 USD/thùng.

Chốt tuần, giá hai loại dầu gần như đi ngang sau khi chạm đỉnh 13 tháng hôm 8/3.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng dẫn đến lo ngại về tài sản rủi ro trên thị trường tiền tệ toàn cầu hôm thứ Sáu, với đồng đô la đảo ngược đà giảm từ đầu tuần và các hàng hóa có tính rủi ro hơn bị ảnh hưởng. Đồng đô la mạnh hơn có lẽ đã làm hạn chế giá dầu vì nó có xu hướng làm giảm sự quan tâm mua của người mua nước ngoài.

Tại Mỹ, lạc quan về sự phục hồi nhu cầu đã tăng lên khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành gói cứu trợ virus coronatrị giá 1,9 nghìn tỷ USD và các thông tin vắc xin tích cực. Ông Biden cũng thông báo rằng ông sẽ chỉ đạo các bang phải cho tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm vắc-xin trước ngày 1 tháng Năm.

Ngoài ra, OPEC dự báo nhu cầu dầu sẽ phục hồi mạnh hơn trong năm nay, tính đến nửa cuối năm. Tuần trước, OPEC, Nga và các đồng minh đã quyết định duy trì mức hạn chế sản lượng gần như không thay đổi.

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay và mở rộng 4% trong năm tới. Dự báo trước đó của tổ chức này là tăng trưởng 4,2% trong năm nay.

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 5/3 tăng 13,8 triệu thùng, vượt xa dự báo tăng 816.000 thùng từ giới phân tích, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Tồn kho xăng giảm 11,9 triệu thùng, tồn kho sản phẩm tinh chế giảm 5,5 triệu thùng, đều vượt dự báo chung giảm 3,5 triệu thùng.

EIA ước tính sản lượng tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 5/3 là 10,9 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 10 triệu thùng/ngày tuần trước đó.

Các công ty năng lượng của Mỹ lần đầu tiên cắt giảm số lượng giàn khoan khai thác dầu và khí đốt tự nhiên kể từ tháng 11 ngay cả khi giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2018.

Cụ thể, số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ đã giảm 1 xuống 402 trong tuần tính đến ngày 12 tháng 3, theo dữ liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

ĐỌC THÊM