Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 13/2019

Dầu thô WTI và cả Brent có một tuần chật vật cho đến khi phục hồi vào cuối phiên hôm thứ Năm, điều này đã kích thích một động thái tiếp theo mạnh mẽ vào cuối tuần.

Giá đã bị áp lực vào đầu tuần vì những lo ngại về nhu cầu trong tương lai tăng lên sau khi đường cong trái phiếu Mỹ đảo ngược. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm xuống thấp hơn lãi suất tín phiếu kho bạc 3 tháng là một yếu tố dự báo chính xác cao về sự suy thoái trong tương lai. Các trader đã xôn xao trước thông tin này, khiến nhiều người chốt lời. Giá tiếp tục rút lui sau khi báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hàng tuần cho thấy sự gia tăng lớn hơn dự kiến. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 22/3 bất ngờ tăng gần 2,8 triệu thùng.

Giá dầu thô ngày 29/3 tăng mạnh và có quý tăng mạnh nhất một thập kỷ. Cụ thể, giá dầu WTI tương lai tăng 84 cent, tương đương 1,4%, lên 60,14 USD/thùng, chốt tuần tăng 1,9%, chốt quý I tăng 32,4%.

Giá dầu Brent tương lai tăng 48 cent, tương đương 0,7%, lên 67,58 USD/thùng, chốt quý I tăng khoảng 27%.

Tổng thống Trump đã đưa ra một cảnh báo nữa cho OPEC để ngừng cắt giảm sản xuất. Điều này gây ra một sự giảm nhẹ, nhưng giá ổn định khi các thương nhân nhận ra OPEC và các đồng minh của họ sẽ không tuân theo Tổng thống. Giá đã được hỗ trợ thêm vào thứ Sáu khi xuất hiện tin tức rằng OPEC có thể sẽ gia hạn cắt giảm sản xuất cho tới cuối năm nay.

OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, cuối năm ngoái nhất trí giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để giải quyết tình trạng dư cung và thúc đẩy giá dầu. Việc Mỹ trừng phạt Iran và Venezuela, hai quốc gia xuất khẩu dầu cũng giúp thắt chặt thị trường.

Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước giảm 8 giàn khoan dầu, tuần giảm thứ 6 liên tiếp, xuống mức thấp nhất gần 1 năm.

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong tuần dự kiến tới Mỹ gặp đại diện thương mại Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để tiếp tục đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài 9 tháng.

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới. Hy vọng về một thỏa thuận thương mại giúp giảm lo ngại về lực cầu năng lượng.

Nhà đầu tư trong tuần cần tập trung vào triển vọng nguồn cung dầu thô trong bối cảnh các tín hiệu cho thấy chính sách thắt chặt sản lượng của OPEC đã giúp hạn chế thị trường dư cung trước đó. Dưới đây là một số sự kiện có thể tác động giá dầu trong tuần:

Ngày 2/4

Viện dầu mỏ Mỹ (API) công bố cập nhật hàng tuần về nguồn cung dầu Mỹ.

Ngày 3/4

EIA cập nhật hàng tuần về tồn kho dầu Mỹ.

Ngày 5/4

Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan dầu Mỹ.

ĐỌC THÊM