Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 22/2021

 

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 7/6 với xu hướng tăng nhẹ sau khi triển vọng nhu cầu tiêu thụ cải thiện được củng cố bởi một loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, Trung Quốc, cũng như thông tin tồn kho dầu thô Mỹ giảm và dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát.

Một chút lo ngại trước diễn diễn biến của dịch Covid-19 ở một số quốc gia châu Á và sự xuất hiện biến chủng mới ở châu Âu chỉ đủ khiến giá dầu giảm nhẹ trong ngắn hạn chứ không đủ tạo áp lực để làm giảm hưng phấn của thị trường dầu thô.

Những tín hiệu tích cực mới từ Trung Quốc cũng góp phần làm gia tăng triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó làm tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu dầu thô thời gian tới.

Cụ thể, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng 51,1% so với cùng kỳ 2020 và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2011, trong khi đó, xuất khẩu được ghi nhận ở mức 27,9%.

Ngoài ra, dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều nền kinh tế Eurozone và EU đang tiến hành mở cửa trở lại. Đây được xem là động lực lớn thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu gia tăng thời gian tới, đặc biệt khi mùa du lịch ở châu Âu và Mỹ bước vào cao điểm.

Báo cáo hàng tuần của Bộ Lao động Mỹ vừa công bố cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần vào ngày 5/6 của nước này tiếp tục giảm tuần thứ 6 liên tiếp. Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm 9.000, còn 376.000, con số thấp nhất kể từ Covid-19 bùng phát thành đại dịch. Dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà phục hồi và nó là cơ sở để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ở nước này thời gian tới, đặc biệt khi mùa du lịch và nắng nóng ở nước này đang đến gần.

Lo ngại FED có thể sớm điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng hiện nay cũng hạ nhiệt khi bởi giới đầu tư tin rằng FED sẽ chưa vội thực hiện việc điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng đang áp dụng khi diễn biến lạm phát được cho là vẫn đang nằm trong kịch bản của FED, và lạm phát chỉ là nhất thời.

Về phía cung, với những diễn biến gần đây, theo giới phân tích, nguồn cung dầu từ Iran khó có thể trở lại thị trường trong ngắn hạn khi các cuộc đàm phán hạn nhân của nước này vẫn chưa có tiến triển.

Với những diễn biến như trên, nhiều dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu thô từ nay đến cuối năm của OPEC, EIA cũng như nhiều tổ chức tài chính đều khẳng định sẽ tăng mạnh, đạt mức trước đại dịch. Thậm chí, một số tổ chức đã nhận định giá dầu có thể tăng lên 80 USD, thậm chí là 100 USD/thùng nếu như các yếu tố hỗ trợ trên vẫn được duy trì.

Khép tuần giao dịch, phiên ngày 11/6, giá dầu thô WTI tăng 62 cent, tương đương 0,9%, ở mức 70,91 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 71,23 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Dầu thô Brent cũng tăng 17 cent, tương đương 0,2%, ở mức 72,69 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 73,07 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 5/2019. Brent trước đó đã tăng lên mức cao nhất trong phiên là 73,07 USD, cao nhất trong một ngày kể từ tháng 5 năm 2019.

Chốt tuần trước, giá dầu Brent và WTI lần lượt tăng 1,1% và 1,9%. Đây là tuần tăng thứ ba liên tiếp và đạt mức cao nhất 2 năm trở lại đây.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong báo cáo hàng tháng, cho rằng các nhà sản xuất dầu toàn cầu sẽ phải tăng sản lượng để đáp ứng lực cầu – được dự báo phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2022.

Bất chấp sự lạc quan về lực cầu dầu toàn cầu, tiêu thụ xăng tại Mỹ không mấy khởi sắc kể từ Ngày Tưởng niệm 31/5 – đánh dấu khởi đầu của mùa cao điểm đi lại tại Mỹ, phản ánh trong số liệu tồn kho hàng tuần. Điều đó cho thấy cần thêm thời gian để lực cầu nhiên liệu ở nền kinh tế số một thế giới gia tăng.

Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước triển khai thêm 5 giàn khoan dầu và khí đốt, nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 461.

ĐỌC THÊM