Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 25/2017

Giá dầu chốt ở mức cao hơn hôm thứ Sáu, tuy nhiên giá vẫn trải qua tuần giảm thứ năm liên tiếp do thị trường bị áp lực bởi hoạt động giàn khoan ở Mỹ gia tăng làm hỏng những nỗ lực của các nhà sản xuất lớn để cắt giảm sản lượng nhằm giảm bớt thừa cung toàn cầu.


Hợp đồng WTI tháng 8 tăng 27 cent, tương đương 0.6%, chốt ở mức 43.01 USD/thùng vào cuối phiên giao dịch thứ Sáu. WTI đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 8 tại mức 42,05 đô la hôm thứ Tư.


Tại thị trường ICE Futures Exchange ở Luân Đôn, dầu Brent giao tháng 8 tăng 32 cent lên 45,54 USD/thùng sau khi chốt ở mức 44,35 USD hôm thứ Tư, mức chưa từng thấy kể từ ngày 14 tháng 11.


Trong tuần, WTI mất 1,73 đô la, tức khoảng 3,9%, trong khi Brent giảm 1,67 đô la, hoặc khoảng 3,8%. Cả hai hợp đồng hiện nay đều giảm 5 tuần liên tiếp, đánh dấu chuỗi sụt giảm hàng tuần dài nhất kể từ tháng 8 năm 2015.


Giá dầu đã giảm khoảng 20% tính từ đầu năm tới nay, phần trăm giảm nhiều nhất kể từ năm 1997.


Dầu thô đã bước vào thị trường giá xuống hôm thứ Tư trong bối cảnh lo ngại rằng sự phục hồi của sản lượng đá phiến của Mỹ đang làm hạn chế những nỗ lực tái cân bằng thị trường của các nhà sản xuất lớn khác.


Dữ liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy các công ty Mỹ tuần trước đã bổ sung thêm giàn khoan cho tuần thứ 23 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất theo ghi nhận, cho thấy sản lượng trong nước tiếp tục tăng.


Số giàn khoan của Mỹ đã tăng thêm 11 giàn lên 758, kéo dài thời gian phục hồi giàn khoan trong một năm lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2015.


Sự gia tăng hoạt động khoan và sản xuất đá phiến của Mỹ đã gần như san bằng những nỗ lực của OPEC và các nhà sản xuất khác nhằm cắt giảm sản lượng để thúc đẩy thị trường.


Ủy ban giám sát gồm các thành viên OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài hôm thứ Năm cho hay mức tuân thủ thỏa thuận đạt 106% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận được bắt đầu vào cuối năm ngoái.


Cho đến nay, hiệp định cắt giảm sản lượng đã ít có tác động lên tồn kho toàn cầu do nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất không tham gia vào hiệp định, chẳng hạn như Libya và Nigeria, và sản lượng khai thác đá phiến của Mỹ không ngừng gia tăng.


Trên sàn Nymex, xăng giao tháng 7 chốt ở mức 1.434 USD hôm thứ Sáu, với mức giảm hàng tuần khoảng 1,4%.


Hợp đồng dầu sưởi tháng 7 cũng đã chốt phiên gần như không thay đổi ở mức 1,372 USD/gallon, với mức giảm khoảng 3,9% trong tuần.


Hợp đồng khí tự nhiên giao kỳ hạn tháng 7 tăng 3,5 cent, đạt 2,929 USD/triệu BTU. Mức giảm hàng tuần khoảng 3,6%.


Trong tuần này, thị trường sẽ quan sát thông tin hàng tuần mới về các kho dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ vào thứ Ba và thứ Tư để đánh giá sức mạnh nhu cầu của nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.


Trong khi đó, các thương nhân cũng sẽ tiếp tục chú ý đến ý kiến của các nhà sản xuất dầu mỏ thế giới để chứng minh rằng họ đang tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng trong năm nay.


Những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến thị trường tuần này:


Thứ Ba, ngày 27 tháng 6

Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ sẽ công bố báo cáo hàng tuần về nguồn cung dầu của Mỹ.


Thứ Tư, ngày 28 tháng 6

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ phát hành dữ liệu hàng tuần về các kho dự trữ xăng dầu.


Thứ Năm, ngày 29 tháng 6

Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra báo cáo hàng tuần về nguồn cung khí tự nhiên trong kho.


Thứ Sáu, ngày 30 tháng 6

Baker Hughes sẽ công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan của Mỹ.

ĐỌC THÊM