Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 26/2021

 

Thị trường năng lượng tuần trước bị phủ bóng bởi cuộc họp chính sách sản lượng của OPEC+ ngày 5/7 bị hủy và không có thỏa thuận nào được đưa ra.

Bước vào phiên giao dịch đầu tuần trước, giá dầu Brent tăng vọt lên mức cao nhất trong 6 năm gần 77 USD/thùng do lo ngại rằng việc OPEC không đồng ý tăng sản lượng sẽ khiến thị trường dầu bị thắt chặt.

Tuy nhiên, giá dầu nhanh chóng điều chỉnh giảm trở lại do lo ngại rằng tranh chấp giữa Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có thể chia cắt toàn bộ liên minh và xoá sạch các cam kết cắt giảm sản lượng của nhóm này.

Mặc dù giá dầu sau đó có hai phiên tăng liên tiếp vào thứ Năm và thứ Sáu, khi dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh nhưng giá dầu vẫn giảm trong tuần qua trong bối cảnh không chắc chắn về nguồn cung toàn cầu sau khi OPEC+ bế tắc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/7, hợp đồng dầu Brent tiến 1.43 USD (tương đương 1.93%) lên 75.55 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 1.62 USD (tương đương 2.22%) lên 74.56 USD/thùng. Giá dầu Brent và dầu WTI đã giảm khoảng 1% tuần qua, chịu sức ép bởi sự thất bại của các cuộc đàm phán sản lượng giữa tổ chức OPEC+.

Đà tăng của giá dầu đã bị kìm hãm bởi những lo ngại rằng các thành viên OPEC+ có thể bị cám dỗ từ bỏ những giới hạn sản lượng mà họ đã cam kết tuân theo trong thời kỳ đại dịch Covid-19, khi các cuộc đàm phán thất bại vì sự bất đồng giữa các nhà sản xuất chủ chốt Ả-rập Xê-út và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). 2 đồng minh OPEC vùng Vịnh đang mâu thuẫn về một thỏa thuận được đề xuất mang lại nhiều dầu hơn cho thị trường.

“Sự bế tắc của OPEC+ có thể dẫn tới kịch bản khó lường. Mặc dù viễn cảnh OPEC+ không đạt được thỏa thuận nghe có vẻ giống như một kịch bản giá dầu tăng giá, nhưng kịch bản giá dầu giảm giá sẽ xảy ra khi OPEC+ sụp đổ và quay trở lại trạng thái cung tự do”, các nhà phân tích tại công ty theo dõi thị trường Kpler cho biết. Điều đáng ngại hơn nữa là chưa rõ cuộc đối đầu UAE – Arab Saudi sẽ kết thúc thế nào.

Nga đang cố gắng làm trung gian trong nỗ lực đạt được một thỏa thuận tăng sản lượng, các nguồn tin OPEC+ cho biết vào ngày 07/7. Nhà Trắng cho biết vào ngày 06/7 rằng Mỹ đã có cuộc đối thoại cấp cao với các quan chức ở Ả-rập Xê-út và UAE. “Cuộc chiến giá dầu hầu như luôn diễn ra khá ngắn ngủi – không ai chiến thắng trong dài hạn”, công ty tư vấn Rystad Energy cho biết trong một lưu ý.

Sự lây lan toàn cầu của biến thể Covid-19 Delta và lo ngại nó có thể ngăn chặn đà phục hồi kinh tế thế giới cũng gây sức ép lên giá dầu.

ĐỌC THÊM