Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 31/2021

 

Những lo lắng về tình hình dịch bệnh khiến giá dầu biến động trái chiều qua từng phiên giao dịch trong tuần qua. Nhìn chung, dầu thô của Mỹ chỉ đạt được mức tăng nhỏ, trong khi Brent thậm chí còn không có được điều đó.

Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu đã giảm mạnh, trượt về mức thấp nhất 6 tháng khi làn sóng Covid-19 tiếp tục lan rộng và tác động ngày càng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, qua đó đe doạ nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Sau Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản cũng được cho là đã sẵn sàng mở rộng các lệnh hạn chế sang nhiều khu vực hơn.

Nhưng với dữ liệu kinh tế tích cực về hoạt động sản xuất ở Trung Quốc cũng như báo cáo việc làm tại Mỹ được công bố, đã giúp tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu từ đó hỗ trợ giá dầu lấy lại đà tăng.

Tổng thống Joe Biden trong phát biểu ngày 12/8 cũng đã kêu gọi các Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng mình (OPEC+) tăng sản lượng để hạn chế giá xăng đang cao ở Mỹ.

Giới phân tích nhận định, phát biểu kêu gọi của ông Joe Biden sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến việc xem xét, quyết định chính sách sản lượng của OPEC+ vào cuộc họp thường kỳ vào tháng tới. Lời kêu gọi này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều nước thành viên OPEC+.

Áp lực giảm giá đối với dầu thô tiếp tục có chiều hướng gia tăng khi thị trường ghi nhận dự báo tiêu cực về triển vọng tiêu thụ dầu thô.

Theo báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 5,3 triệu thùng/ngày, lên mức trung bình 96,2 triệu thùng ngày trong nửa cuối năm 2021, giảm 500.000 thùng/ngày so với các dự báo trước đó.

Cũng trong báo cáo trên, IEA cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu đã “đột ngột đảo chiều” vào tháng trước và giảm nhẹ sau khi tăng 3,8 tiệu thùng/ngày vào tháng 7. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dịch Covid-19 diễn biến lan mạnh làm gián đoạn hoạt động của nhiều nước châu Á.

Trong khi đó, IEA cho biết sản lượng dầu khai thác toàn cầu lại đang có xu hướng tăng sau khi OPEC+ tăng sản lượng.

Nhiều ngân hàng lớn như Goldman Sachs và JPM Commodities Research cũng ít tích cực hơn về dầu. Goldman Sachs ước tính thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm từ 2,3 triệu thùng/ngày xuống 1 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn, lý do lực cầu giảm trong tháng 8 và 9. Đà phục hồi được kỳ vọng tiếp tục song hành với tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19.

Kết thúc phiên 13/8, giá dầu Brent tương lai giảm 72 cent, tương đương 1%, xuống 70,59 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 65 cent, tương đương 0,9%, xuống 68,44 USD/thùng.

Chốt tuần, giá dầu Brent giảm 0,2%, giá dầu WTI tăng 0,2%.

Mỹ ghi nhận khoảng 124.000 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày trong tuần tính đến ngày 12/8, tăng 86% so với hai tuần trước đó. Số ca nhập viện trung bình hàng ngày lên hơn 68.800, tăng 82% so với hai tuần trước. Số ca tử vong tăng 75%, lên trung bình 552 trường hợp/ngày.

Đại học Michigan ngày 13/8 cho biết chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ đã xuống thấp nhất một thập kỷ trong tháng 8 do lo ngại một đợt suy giảm kinh tế nữa do biến chủng Delta.

Nhưng còn quá sớm để đánh giá tác động từ biến chủng Delta gây Covid-19 đến lực cầu năng lượng. Một số người cho rằng ảnh hưởng sẽ không nghiêm trọng như khi đại dịch mới bùng phát năm 2020, một phần nhờ kinh nghiệm tích lũy trong 18 tháng “sống chung” với Covid-19 vừa qua và chiến dịch tiêm chủng vaccine trên thế giới.

Số liệu cho thấy tồn kho tại Mỹ giảm 447.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 6/8 xuống còn 438,8 triệu thùng, thấp hơn so với dự báo giảm 1,3 triệu thùng từ giới phân tích, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Tồn kho tại Mỹ đã giảm liên tiếp nhiều tuần do lực cầu tăng.

Tồn kho xăng giảm 1,4 triệu thùng, xuống 227,5 triệu thùng, thấp hơn dự báo giảm 1,7 triệu thùng. Tồn kho sản phẩm tinh chế tăng 1,8 triệu thùng, trái ngược kỳ vọng giảm 472.000 thùng.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần triển khai thêm 9 giàn khoan dầu và khí, nâng tổng số giàn khoan lên 500, theo công ty dịch vụ năng lượng Mỹ Baker Hughes.

ĐỌC THÊM