Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 35/2020

Hợp đồng dầu thô Brent và WTI chốt phiên thấp hơn trong tuần trước và ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 6 do lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm chạp từ đại dịch COVID-19 làm gia tăng lo lắng về nhu cầu dầu.

Sau khi giao dịch phần lớn ổn định vào đầu tuần, người bán bắt đầu kiểm soát sau khi báo cáo của chính phủ cho thấy nhu cầu xăng tại Mỹ giảm. Áp lực bán gia tăng sau khi một báo cáo kết luận rằng Trung Quốc sẽ hạn chế mua vào trong tháng Chín. Một báo cáo khác vào cuối tuần cho biết tồn kho sản phẩm chưng cất trung gian tại trung tâm dầu khí của Châu Á là Singapore đã vượt mức cao nhất trong chín năm.

Tuần trước khép lại với giá bị áp lực bởi sự sụt giảm kéo dài trên thị trường chứng khoán Mỹ và theo một báo cáo cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại hơn nữa trong tháng 8 do hỗ trợ tài chính từ chính phủ cạn kiệt.

Tuần trước, dầu thô WTI tháng 10 chốt ở mức 39,77 USD, giảm 3,20 USD tương đương 7,45% và dầu thô Brent giao tháng 12 ở mức 43,18 USD, giảm 3,07 USD, tức 7,11%. Chốt tuần, giá dầu WTI giảm 7,4%, giá dầu Brent giảm 5,3%. Đây là tuần giảm mạnh nhất đối với cả hai loại dầu kể từ tháng 6.

Giá dầu đã bị ảnh hưởng vào thứ Năm và dễ bị áp lực giảm hơn nữa trong tuần này sau khi một báo cáo hàng tuần của chính phủ nhấn mạnh dữ liệu nhu cầu xăng của Mỹ suy yếu.

Hôm thứ Tư, dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy nhu cầu xăng trong nước kết thúc tuần vào ngày 28 tháng 8 đã giảm xuống 8,78 triệu thùng/ngày từ 9,16 triệu thùng/ngày một tuần trước đó. Lượng tiêu thụ các sản phẩm khác cũng giảm.

Vào cuối tuần, giá đã bị áp lực hơn nữa bởi một báo cáo từ Refinitiv cho thấy dầu thô đã tràn vào Trung Quốc trong những tháng gần đây có thể sẽ giảm trở lại mức bình thường kể từ tháng 10 trở đi.

Cuối cùng, giá đã kéo dài đà giảm vào thứ Sáu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc và một báo cáo cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ đã chậm lại hơn nữa trong tháng 8 khi không còn hỗ trợ tài chính từ chính phủ.

Ngày lễ Lao động 7/9 là biểu tượng cho sự kết thúc mùa cao điểm đi lại tại Mỹ. Điều này đồng nghĩa thị trường năng lượng sẽ dư cung hơn, lực cầu suy yếu.

Mọi thứ diễn ra dường như sai thời điểm, không lâu sau khi OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, quyết định nới lỏng thỏa thuận giảm sản lượng, USD tăng giá gây sức ép lên giá hàng hóa còn Phố Wall lao dốc hai phiên.

OPEC+ bắt đầu giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong ba tháng 5, 6, 7 và bắt đầu nới lỏng còn giảm 7,7, triệu thùng/ngày từ tháng 8.

Thị trường năng lượng còn không phản ứng tích cực khi số liệu từ cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 28/8 giảm kỷ lục 9,4 triệu thùng xuống 498,4 triệu thùng, vượt 1,9 triệu thùng so với khảo sát của Reuters.

Bộ Lao động Mỹ ngày 4/9 ra báo cáo việc làm cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 là 8,4%, cải thiện từ mức 10,2% hồi tháng 7 và vượt kỳ vọng so với giới phân tích. Bảng lương phi nông nghiệp tăng ít hơn kỳ vọng. Giá USD tăng sau đó, sẽ ảnh hưởng đến giá hầu hết hàng hóa, kim loại, bao gồm vàng. Đồng bạc xanh có thể mạnh hơn nữa nếu Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) phát tín hiệu nới lỏng euro trong cuộc họp tuần này.

Số giàn khoan dầu và khí đốt tại Mỹ, dấu hiệu để dự đoán sản lượng, trong tuần trước tăng 2 lên 256, theo công ty dịch vụ năng lượng Mỹ Baker Hughes. Đây là tuần tăng thứ hai trong 3 tuần qua.

Tóm lại, lực cầu có thể không cải thiện được khi mùa thu sắp đến cùng những diễn biến khó lường liên quan Covid-19, bầu cử Mỹ.

Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.

Ngày 9/9

Viện dầu mỏ Mỹ ước tính số liệu tồn kho hàng tuần.

Ngày 10/9

EIA cập nhật số liệu tồn kho dầu thô, xăng, sản phẩm tinh chế hàng tuần.

Ngày 11/9

Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan dầu Mỹ hoạt động.

ĐỌC THÊM