Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 42/2019

 

Giá dầu chứng kiến 2 phiến giảm liên tiếp trong ngày 14 và 15/10 khi những tranh chấp thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm gia tăng lo lắng về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, qua đó làm giảm nhu cầu về dầu.

Trong tuần trước, Washington và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận Giai đoạn 1 hướng tới chấm dứt cuộc chiến thương mại. Hiện các nhà đàm phán của Mỹ và Trung Quốc đang xúc tiến soạn thảo văn bản thỏa thuận để lãnh đạo hai nước ký trong tháng tới. Thị trường năng lượng thế giới đang theo dõi sát diễn biến mới nhất để tìm kiếm thêm những chỉ dấu về phương hướng của các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sang ngày 16/10, giá dầu phục hồi nhờ kỳ vọng về việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tại cuộc họp vào đầu tháng 12 tổ chức ở Vienne (Áo) đã hỗ trợ thị trường năng lượng.

Đà tăng giá được kéo dài sang phiên 17/10 khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy lượng xăng dự trữ của nước này đã giảm 2,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 11/10. Giá dầu Brent và WTI phiên này đều tăng khoảng 1%.

Ngoài ra, còn nhờ thông tin rằng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đạt đạt một thỏa thuận ngừng bắn tại Syria, tạm thời xoa dịu căng thẳng ở Trung Đông.

Đến ngày 18/10, giá dầu WTI và Brent tương lai đều tăng trước khi đảo chiều rồi chốt phiên trong sắc đỏ vì lo ngại kinh tế Trung Quốc giảm tốc, bất ổn liên quan Brexit. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 18/10, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ mất 15 xu Mỹ, tương đương 0,3%, xuống 53,78 USD/thùng, nâng tổng mức giảm trong tuần lên 1,7%. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12 trên sàn London mất 49 xu Mỹ, khoảng 0,8%, xuống còn 59,42 USD/thùng. Tính chung trong tuần, giá dầu Brent sụt 1,8%.

Thị trường dầu thô đang chịu ảnh hưởng từ Brexit, với kỳ vọng Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận ly hôn, ngăn suy thoái kinh tế tại eurozone.

Số liệu công bố hôm 18/10 cho thấy GDP Trung Quốc quý III tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn con số dự báo 6,1% từ giới phân tích. Cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ đang đè nặng lên nền kinh tế số hai thế giới. Tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc là 6,2%, thấp nhất 27 năm. Những số liệu trên mang lại triển vọng u ám cho Bắc Kinh.

Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 11/10 tăng 9,3 triệu thùng, vượt xa con số ước tính 2,8 triệu thùng, do hoạt động tinh chế gần đây giảm, công suất xuống thấp nhất kể từ khi bão Harvey tàn phá Mỹ hồi tháng 9/2017, chỉ đạt 83,1%. Hoạt động lọc dầu của Trung Quốc trong tháng 9 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, tín hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng tại nền kinh tế số 2 thế giới vẫn cao, bất chấp kinh tế giảm tốc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson và lãnh đạo EU ngày 17/10 thông báo đạt một thỏa thuận Brexit mới và kêu gọi các nghị sĩ Anh ủng hộ khi thỏa thuận được trình quốc hội vào ngày 19/10. Tuy nhiên, quốc hội Anh lại bỏ phiếu cho đề xuất yêu cầu Thủ tướng Johnson phải đề nghị EU gia hạn Brexit đến 31/01/2020, thay vì hạn chót 31/10, nếu ông không thể thuyết phục quốc hội.

Thỏa thuận Brexit dự kiến được bỏ phiếu vào ngày 21/10.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần tăng thêm 1 giàn khoan, nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 713, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần:

Ngày 22/10

Viện dầu mỏ Mỹ ra báo cáo về tồn kho dầu Mỹ.

Ngày 23/10

EIA công bố số liệu tồn kho dầu Mỹ.

Ngày 25/10

Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan.

ĐỌC THÊM