Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc gia tăng chiến tranh thương mại: Không áp thuế nhập khẩu dầu thô của Mỹ

Việc loại bỏ dầu thô Mỹ ra khỏi hàng hóa bị nhắm mục tiêu bởi thuế quan Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy nước Mỹ đã trở nên quá lớn để bỏ qua trong thị trường dầu mỏ.

Chưa đầy hai tháng sau khi đe dọa áp đặt mức thuế đối với hàng nhập khẩu dầu thô của Mỹ, người mua dầu lớn nhất thế giới đã bỏ qua hàng hóa này. Chỉ có các nhiên liệu như dầu diesel, xăng, propane sẽ bị đánh thuế vào ngày 23 tháng 8, theo Bộ Thương mại của Trung Quốc. Quyết định diễn ra sau khi những người mua của quốc gia này, kể cả nhà máy lọc dầu hàng đầu Sinopec, đã bắt đầu giảm mua nguồn cung cấp của Mỹ để tránh nguy cơ thuế quan.

Kế hoạch ban đầu của Trung Quốc nhắm mục tiêu dầu thô Mỹ đến vào thời điểm không thích hợp cho những người mua của đất nước này. Đơn vị kinh doanh của Sinopec, Unipec, đã bị kẹt trong một vụ tranh chấp với Saudi Arabia, nói rằng giá bán của nhà sản xuất tốn kém và cắt giảm mua hàng đồng thời đã thúc đẩy hàng nhập khẩu của Mỹ. Hai tháng sau, các nhà máy lọc dầu đã phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Iran tới Venezuela và chi trả nhiều tiền hơn để tận dụng lợi thế của sản lượng đang bùng nổ ở Mỹ.

"Mỹ đang và sẽ vẫn là nguồn cung chính của tăng trưởng sản xuất dầu thô trên toàn cầu," Den Syahril, một nhà phân tích tại hãng tư vấn công nghiệp FGE cho biết. "Với một số nhà máy lọc dầu mới sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới, Trung Quốc do đó sẽ thận trọng với việc đưa ra quyết định có thể sẽ làm tổn thương nghiêm trọng ngành công nghiệp lọc dầu trong nước."

Trước khi thuế quan tăng lên, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng lên 15 triệu thùng trong tháng 6, khối lượng cao nhất kể từ năm 1996, theo số liệu của Cục Thống kê và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA. Con số đó đã biến đất nước châu Á này trở thành người mua lớn nhất của Mỹ.

Sự bùng nổ đá phiến, trong khi đó, nâng sản lượng của Mỹ lên mức chưa từng có là 11 triệu thùng/ngày trong tháng trước, đưa nước này vào trong hàng ngũ các nhà sản xuất hàng đầu khác là Nga và Saudi. Sự gia tăng cũng đã làm suy yếu chi phí nguồn cung của Mỹ so với chuẩn Trung Đông Dubai và Brent, nâng cao sức hấp dẫn của các lô hàng của Mỹ đến châu Á - khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Trong khi Sinopec của Trung Quốc tránh mua hàng, các đối thủ trong khu vực bao gồm Indian Oil Corp., PTT của Thái Lan, Tập đoàn Hóa dầu Formosa của Đài Loan, GS Caltex của Hàn Quốc và SK Innovation đã ồ ạt thu mua dầu thô Mỹ giao hàng trong những tháng tới.

Quyết định bỏ qua dầu thô hôm thứ Tư của trung Quốc sẽ cho Unipec cơ hội mua dầu thô từ Mỹ cho tháng 6 và tháng 7 giao đến Trung Quốc mà không phải trả thêm chi phí. Michal Meidan, một nhà phân tích của hãng tư vấn Energy Aspects, viết trong một báo cáo gửi qua email vào ngày 8/8. Tuy nhiên, cô cảnh báo rằng các nhà máy lọc dầu ở quốc gia châu Á này vẫn có thể cảnh giác với việc thúc đẩy mua dầu của Mỹ vì nó có thể được nhắm mục tiêu thuế quan nếu căng thẳng leo thang hơn nữa.

Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thay đổi danh sách thuế quan sau khi tham khảo ý kiến ​​của các hiệp hội và tập đoàn công nghiệp để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước và các công ty, theo một tuyên bố được đăng trên trang web của Bộ Tài chính.

Theo Li Li, nhà phân tích của hãng nghiên cứu hàng hóa ICIS China tại Thượng Hải, sự suy giảm trong các hoạt động sản xuất tại các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc đã làm tăng giá một số nhiên liệu. Li nói: "Nếu các nhà tinh chế lớn, là những người mua dầu ở Mỹ, phải chịu một khoản thâm hụt, có thể thị trường trong nước sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu cũng như chi phí nguyên liệu thô tăng cao".

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ nhắm mục tiêu xuất khẩu dầu từ Iran bắt đầu từ tháng 11 là một rủi ro khác. Mối lo ngại ngày càng tăng rằng các biện pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hạn chế các lô hàng của nhà sản xuất OPEC này vào thời điểm sản xuất từ ​​một thành viên khác của nhóm, Venezuela, cũng đang giảm dần trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Cả hai nhà sản xuất đều là nhà cung cấp cho Trung Quốc.

"Với gnuy cơ cho  dầu từ Iran và Venezuela, dầu thô của Mỹ đang cung cấp cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc một lựa chọn tốt và dồi dào", Sophie Shi, nhà phân tích của IHS Markit Ltd. tại Bắc Kinh cho biết. Điều đó sẽ khiến Trung Quốc chỉ phụ thuộc vào Saudi Arabia, điều này có vẻ quá mạo hiểm. ”

Trên thực tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc giục các nhà khổng lồ năng lượng quốc doanh của Trung Quốc đẩy mạnh sản lượng dầu và khí đốt trong nước do sự phụ thuộc vào nhập khẩu của đất nước này tăng lên. Kế hoạch của quốc gia này để thiết lập chuẩn dầu thô của riêng mình đã chững lại.

Daniel Hynes, một nhà phân tích tại Sydney thuộc Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand, cho biết ông tin rằng Trung Quốc sẽ áp dụng thuế quan đối với dầu thô Mỹ như là phương sách cuối cùng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đối với các loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel trong danh sách, Trung Quốc nhập khẩu một lượng không đáng kể các mặt hàng đó từ Mỹ, và các khoản thuế có thể không gây ra sự gián đoạn lớn đối với các luồng thương mại toàn cầu.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM