Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trước ngày 25/11: Phải bình ổn giá cước taxi

Trong khi xăng, dầu liên tục giảm giá thì cước taxi lại không hề giảm, có chăng thì tốc độ giảm cước rất chậm. Chính điều này đã gây bức xúc dư luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với những người thường xuyên phải sử dụng taxi để đi lại.

 

Trước tình hình trên, ngày 19/11, Sở GTVT đã có cuộc họp với các doanh nghiệp (DN) vận tải taxi trên địabàn thành phố bàn về vấn đề bình ổn giá taxi.
 
Tăng giá thì nhanh, xuống lại… quá chậm
 
Đây không chỉ là nhận định của người dân Hà Nội, mà ngay bản thân ông Nguyễn Hoàng Nam, phó giám đốc hãng taxi Vạn Xuân đã thừa nhận thực tế trên. Theo ông Nguyễn Hoàng Nam thì bản thân DN cũng rất sốt ruột về việc điều chỉnh giá, vì khách hàng liên tục có thắc mắc với lái xe với nội dung "Vì sao giá xăng giảm, nhưng giá cước chưa giảm". Tuy nhiên, cái khó của DN taxi hiện nay là dù có muốn giảm giá ngay những cũng không thể làm được, bởi phải chờ đến lượt đơn vị của mình mới có thể đem xe đi kiểm định thay số trên đồng hồ tính tiền. Không chỉ riêng gì hãng taxi Vạn Xuân gặp phải vấn đề này mà tất các hãng taxi của Hà Nội hiện nay đều bị động trong mỗi lần tăng hay giảm giá cước.
 
Nói về cước taxi, nhiều DN mong người dân hãy bình tĩnh, bởi cách đây 15 năm khi đó giá xăng 3.800 đ, giá mở cửa là 14.000đ, bình quân 7.000 đ/km. Nhưng đến bây giờ, giá cũng bình quân chỉ khoảng 7.000 - 8.000 đồng/ km. Sau bao nhiêu biến chuyển như vậy mà giá taxi vẫn chỉ như vậy…
 
Sau 3 năm mới kiểm định xong đồng hồ tính tiền taxi
 
Theo số liệu mới nhất của Sở GTVT, toàn thành phố sau sáp nhập có tới 9.000 xe taxi, mỗi lần xăng dầu tăng giá là tất cả số xe này đều phải xếp hàng để kiểm định lại đồng hồ tính tiền. Tuy nhiên, cả Hà Nội hiện chỉ có duy nhất một điểm kiểm định đồng hồ taxi là Trung tâm kỹ thuật đo lường - Kiểm định chất lượng 1, nên việc điều chỉnh giá cước theo đúng quy định đang là chuyện đánh đó đối với DN taxi. Ông Nguyễn Hồng Minh, hãng taxi Nguyên Minh ví von: "Nếu kiểm định đồng hồ taxi tại một trạm cố định và 2 trạm lưu động, mỗi buổi chiều chỉ kiểm định được 20 xe, nếu kiểm định 9.000 xe thì phải mất ba năm mới kiểm định xong toàn bộ xe taxi của Hà Nội (trạm kiểm định chỉ làm việc về buổi chiều)". Vì vậy, nhiều DN đã chủ động vượt rào bằng cách tự thay đổi giá cước trên đồng hồ tính tiền, sau đó dán tem của DN và báo cho trung tâm đo lường biết để bố trí thời gian đến kiểm định đồng hồ. Bởi trong vòng 1 tháng trở lại đây hầu hết các DN taxi đều đã giảm cước 2 lần, nếu chờ được kiểm định đồng hồ thì không hiểu mất bao nhiêu năm?
 
Tại hội nghị, nhiều DN taxi cũng giãi bày về việc chậm trễ giảm cước vì họ phải chịu quá nhiều chi phí khi tham gia vận chuyển khách bằng taxi. Cụ thể, đến thời điểm này xăng giảm xuống còn 13.000 đ/lít, nhưng DN vẫn đang phải chịu lãi suất cao. Trừ những DN đầu tư phương tiện mới thì mới được chịu lãi suất thấp, nhưng tất cả các loại phí đều rất cao nên rất ít DN đầu tư xe mới. Một số DN không được đơn vị bảo hiểm ký hợp đồng vì lợi nhuận thấp, mức bình quân là 4,25% (cả 10% thuế) bảo hiểm vật chất, cũng là tăng gấp 3 lần; giá vật tư phụ tùng tăng 30% so với năm 2007; lương tối thiểu tăng (dự kiến năm 2009 tiếp tục điều chỉnh)… tất cả những chi phí như vậy khiến các DN buộc phải tính toán về giá cước.

Ngày 25/11, các DN phải điều chỉnh giá cước xuống mức như trước ngày 21/7

Đó là yêu cầu của ông Nguyễn Hoàng Linh, phó giám đốc Sở GTVT, lý do chọn mốc giá cước trước ngày 21/7 là thời điểm giá xăng tăng mạnh nhất thêm 4.500 đồng/lít. Ông Nguyễn Hoàng Linh cũng kêu gọi các DN hãy vì sự an sinh chung của xã hội xây dựng mức giá tiết kiệm nhất, giá cước hợp lý nhất, vì giá xăng dầu chỉ chiếm hơn 40%.
 
Theo tính toán của Sở GTVT, đến thời điểm này, đã có khoảng 65% số doanh nghiệp taxi thực hiện việc giảm giá. Một số doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký giá cước mới với cơ quan quản lý, nhưng tới thời điểm này vẫn chưa thực hiện. Các doanh nghiệp đã "đá quả bóng" gây nên sự chậm trễ cho các doanh nghiệp là do chính các cơ quan quản lý nhà nước đã chậm trễ trong việc kiểm định đồng hồ taximet giám sát quá trình cài đặt giá cước mới cho đồng hồ.
 
Về việc chậm trễ do thiếu trung tâm kiểm định đồng hồ, ông Nguyễn Hoàng Linh đã đề nghị Trung tâm 1 phải chuẩn bị đầy đủ tem, Sở GTVT sẽ cử lực lượng Thanh tra Sở GTVT cùng người của trung tâm đến các DN để dán tem kiểm định, thậm chí trung tâm có thể ủy quyền cho Thanh tra Sở GTVT. Về lâu dài, kiến nghị với Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng cục Đo lường chất lượng cho các DN taxi tự chịu trách nhiệm với đồng hồ của mình, sau đó liên ngành thành phố sẽ hậu kiểm, nếu phát hiện doanh nghiệp nào gian dối sẽ xử phạt nghiêm.
 
Ý kiến người trong cuộc:
 
Ông Nguyễn Hồng Minh - taxi Nguyên Minh: Tại sao việc kiểm định đồng hồ taxi chúng ta không áp dụng như Luật thuế DN tự dán tem, kẹp chì đồng hồ tính tiền (các DN tự giác kê khai thuế). Sau đó các cơ quan nhà nước đến hậu kiểm, doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với hoạt động của mình. Cách làm như hiện nay thì hành khách đang phải chịu thiệt, bởi một bất hợp lý đang tồn tại là khi tăng, hay giảm giá thay vì báo cho cơ quan quản lý giá thì lại phải báo cho cơ quan kiểm định?
Ông Nguyễn Hoàng Nam, PGĐ taxi Vạn Xuân: Tôi đồng ý với ý kiến các DN phải tự chịu trách nhiệm với Nhà nước về giá. Không cần phải đến Trung tâm kiểm định. Vì theo tôi biết, thì có hãng đã có máy dùng để điều khiển đồng hồ được, vậy thì Trung tâm kiểm định đồng hồ chỉ là hình thức, mà đã là hình thức thì cần phải "xóa bỏ". Thực tế cơ quan quản lý nhà nước hiện nay cũng không biết được tất cả các loại đồng hồ mà DN đang sử dụng.
 
Ông Nguyễn Quốc Bình, Chủ tịch hiệp hội taxi HN: Bây giờ nếu DN taxi nào kinh doanh với giá cước 8.000 đ/km thì chắc chắn DN sẽ lỗ và dẫn đến phá sản. Bởi 1 xe taxi chịu 5 triệu đồng lãi suất/ tháng, 1 triệu/ xe/ tháng tiền bảo hiểm, chi phí tần số 20 triệu đồng/ năm/ hãng… mỗi ngày mỗi xe taxi phải chịu 250 nghìn đồng các loại phí + 380 nghìn tiền xăng, chưa nói các loại chi phí khác như lương, nhà xưởng… Vậy thì làm saobình ổn giá được. Các DN phải tính toán ở điểm hoàn vốn, mới có thể bình ổn được giá.
 

(Hanoinet)

ĐỌC THÊM