Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trong thế giới dầu

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran tiếp tục leo thang, khi Tổng thống Mỹ Donald S. Trump đưa ra một dòng tweet mang tính đe dọa đối với Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong bối cảnh chuẩn bị tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Tình hình ngày càng căng thẳng đã làm gia tăng những nỗi lo sợ về tình trạng bạo lực, thậm chí có lẽ là chiến tranh ở Vịnh Ba Tư, nơi một phần ba lượng dầu của thế giới được sản xuất.

Một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Iran trong một cuộc xung đột như vậy là đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường biển mà hầu hết dầu của vùng Vịnh đều đi qua đó. Giới chức Iran đã đưa ra một số lời đe dọa theo hướng này, để đáp trả lại những căng thẳng leo thang với Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Iran thường hay đe dọa đóng cửa eo biển, và các nhà bình luận đã cảnh báo rằng hành động này có khả năng xảy ra. Ban lãnh đạo quân sự và bảo thủ của Iran, những thành viên kiên quyết nhất của chính phủ, đã củng cố xung quanh lời đe dọa của Tổng thống Rouhani.

Iran có nhiều cách thức để đóng cửa eo biển với tính chất quân sự, và đóng cửa trong vài tháng, như sử dụng một hạm đội tàu nhỏ, tên lửa đạn đạo và một số lượng lớn các thủy lôi sẽ làm cho không thể vượt qua được eo biển.

Việc đóng cửa eo biển Hormuz sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Nó sẽ ảnh hưởng đến các thành viên của Hội đồng Hợp tác các quốc gia Vùng Vịnh (GCC), trong đó có Saudi Arabia, Kuwait và United Arab Emirates (UAE). Cả ba nhà sản xuất dầu khí lớn này đều phụ thuộc vào eo biển để tiếp cận thị trường toàn cầu.

Nhưng ban lãnh đạo Iran có thực sự chuẩn bị hành động như vậy không? Cho dù cuộc khẩu chiến nổ ra giữa Tehran và Washington, nhưng có vẻ như chính phủ Iran không chuẩn bị thực hiện một bước đi quyết liệt như vậy vào lúc này hoặc trong tương lai gần, ngay cả khi Tổng thống Trump dường như đe dọa hành động quân sự với Iran. Có một vài lý do cho việc này.

Thứ nhất, tổn thất đối với nền kinh tế Iran có thể nghiêm trọng, vào thời điểm khi tình hình tại Iran đã không ổn định. Đồng tiền của Iran, đồng rial, đã mất 14% giá trị so với đồng đô la vào ngày Trump viết dòng tweet. Rial đã mất khoảng một nửa giá trị của nó trong những tháng qua, làm thúc giục các cuộc biểu tình bên trong Iran.

Hoa Kỳ sẵn sàng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong tháng 11, bao gồm cả lệnh cấm vận dầu Iran trên toàn cầu. Không rõ liệu các biện pháp trừng phạt đó có thành công như đợt trừng phạt được đưa ra vào năm 2011 hay không, khi đó có sự ủng hộ quốc tế rộng khắp và đã làm giảm khoảng 1 triệu thùng dầu xuất khẩu của Iran mỗi ngày. Nhưng chắc chắn là chúng sẽ gây một ảnh hưởng có hại đến nền kinh tế Iran, là điều mà Iran không thể làm trầm trọng thêm bằng cách chọn đối đầu một cách tốn kém và rốt cuộc là cuộc chiến vô nghĩa chống lại GCC.

Đó là lý do thứ hai khiến Iran khó có thể đóng cửa eo biển: gần như chắc chắn sẽ kết thúc một cách tồi tệ và rất ít hiệu quả trong dài hạn. Theo dự báo tốt nhất của Mỹ, Iran có khả năng đóng eo biển bằng thủy lôi và tàu hải quân nhỏ trong một thời gian ngắn. Sức ép quân sự kết hợp của GCC, cùng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, sẽ phá hủy hoàn toàn hải quân nhỏ của Iran và gỡ bỏ các thủy lôi làm chặn eo biển trong vài tháng, mở lại đường biển để đi lại. Thiệt hại sẽ nặng nề, nhưng chắc chắn đó sẽ là kết quả.

Thứ ba, dù ban lãnh đạo quân sự của Rouhani và Iran đã bày tỏ sự ủng hộ cho ý tưởng này, nhưng xét cho cùng quyết định lại thuộc về lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei. Trong khi ông này ủng hộ lời đe dọa của Rouhani để đóng eo biển, thì các bình luận của ông được dự liệu và tương đối vô thưởng vô phạt, cho thấy rằng ông vẫn chưa xác định được tiến trình hành động mà Iran sẽ thực hiện.

Tất cả điều này có thể giải thích lý do tại sao giá dầu hầu như không nhúc nhích sau dòng tweet đe dọa của Trump, và tại sao rủi ro địa chính trị ở Trung Đông có xu hướng làm dịch chuyển giá ít hơn so với trước đây. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế của Iran, và mong muốn rõ ràng của chính quyền Trump để lật đổ chế độ, nhưng tình hình không thể xấu đến mức Khamenei cảm thấy buộc phải đóng cửa eo biển và kích hoạt một cuộc chiến ở vùng Vịnh.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM