Mặc dù trả nợ là ưu tiên của chính phủ, nhưng khả năng thanh toán bằng tiền mặt bên ngoài đang giảm và tình hình trong nước xấu đi (lạm phát phi mã 3 con số, thiếu hụt, khủng hoảng chính trị giữa Chính phủ và Quốc hội) làm cho nhiệm vụ này trở nên khó khăn.
Đến năm 2020, nước này phải hoàn trả 30% nợ nước ngoài đến hạn trong 23 năm tới.
Venezuela có thể tiếp cận thanh khoản thông qua ba cách chính.
Lựa chọn đầu tiên là mượn trực tiếp trên thị trường tài chính, nghĩa là quốc gia này phải trả phí bảo hiểm rủi ro ngày càng cao do nhà đầu tư lo sợ chính phủ vỡ nợ.
Phương án thứ hai, được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, là mượn từ các đồng minh, và đặc biệt là Trung Quốc.
Kể từ năm 2009, Venezuela đã vay ít nhất 60 tỷ USD từ Trung Quốc (thông qua quỹ Venezuela - Trung Quốc) để đổi lại việc bán dầu cho nước này với giá ưu đãi. Các khoản vay được sử dụng để thanh toán cho các nhà sản xuất nước ngoài và trả nợ nước ngoài, chẳng hạn như vào năm 2015. Việc trao đổi này vẫn còn kéo dài miễn là giá dầu khá cao và tình hình chính trị của Venezuela ổn định. Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã có một động thái chiến lược nhằm giảm bớt sự rủi ro với Venezuela, dẫn đến việc hồi hương của các kỹ sư dầu mỏ Trung Quốc (do thiếu lao động trong nước), chấm dứt viện trợ tài chính và giảm nhập khẩu dầu.
Trong bối cảnh này, Venezuela hoàn toàn không thể dựa vào Trung Quốc để hoàn trả các khoản vay của mình, làm tăng khả năng vỡ nợ chính phủ trong trung hạn.
Lựa chọn cuối cùng là thông qua công ty dầu quốc gia, PDVSA (Petróleos de Venezuela SA). Là nguồn thu nhập chính của nước này và tiếp cận với ngoại tệ, PDVSA là chìa khóa cho những ai đang cố gắng có được đánh giá thực sự về sự hỗn loạn và tương lai kinh tế của Venezuela.
Trong 5 năm qua, PDVSA đã mang lại hầu như tất cả thu nhập ngoại hối của cả nước - khoảng 93 phần trăm. Cơ chế tài chính khá đơn giản: PDVSA vay tiền mặt trên thị trường tài chính Mỹ thông qua công ty con của mình ở Mỹ là Citgo Petroleum Corporation, nhà máy lọc dầu lớn thứ sáu của Mỹ, sau đó tiền được chuyển cho PDVSA và một phần đáng kể được phân bổ cho ngân sách của chính phủ Venezuela.
Khi trái phiếu được phát hành theo luật của Mỹ thì sẽ có mức độ bảo vệ tốt cho các nhà đầu tư, lãi suất đi vay thấp hơn so với nếu trái phiếu được phát hành theo luật của Venezuela. Cho đến gần đây, đây là cách ít tốn kém nhất để nước này mượn tiền.
Tuy nhiên, việc tiếp cận thanh khoản và ngoại tệ đang được đặt thành vấn đề nghi ngờ bởi những khó khăn về tài chính ngày càng lớn của PDVSA. Quay lại năm 2003-2004 khi mà Tổng thống Hugo Chavez quyết định chuyển phần lớn doanh thu của PDVSA sang ngân sách của chính phủ để tài trợ cho các sứ mệnh Bolivar - một loạt các chương trình xã hội - thay vì đưa vào quỹ tái đầu tư để tăng năng suất của công ty.
Việc thiếu đầu tư không ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của PDVSA khi giá dầu trên 100 USD/thùng. Xét cho cùng, nó đủ để trang trải chi phí sản xuất một thùng dầu Venezuela (là một trong những thùng dầu đắt nhất trên thế giới để sản xuất ở mức khoảng 23,50 đô la Mỹ so với 10 đô la ở bán đảo Ả-rập), và đủ để cân bằng ngân sách của chính phủ.
Sự sụt giảm giá dầu từ giữa năm 2014 đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong sản xuất dầu cũng như biên lợi nhuận và thu nhập thuế thấp hơn.
Cho đến thời điểm này, PDVSA tiếp tục trả tiền cho chủ trái phiếu của mình trên mỗi thùng, điều này giải thích tại sao 80% trong số họ mua lại trái phiếu khi hết hạn. Công ty cố gắng duy trì sự ảo tưởng về tình hình tài chính tốt, nhưng điều này đang gây hiểu sai.
Công ty đang hết tiền mặt. Nó tiếp tục trả nợ cho các trái chủ trái phiếu để không cắt nguồn tài chính cho chính phủ Venezuela nhưng đã không thể trả cho các công ty dịch vụ dầu mỏ nước ngoài mà hãng phụ thuộc vào.
Từ năm 2015, PDVSA đã sử dụng rộng rãi các công cụ tài chính khác nhau (giấy báo có và thương phiếu) để thanh toán hóa đơn chưa được chi trả với các công ty nước ngoài như General Electric để trì hoãn hậu quả của vấn đề này. Những dụng cụ này không phải là rất bền vững và phải chịu chiết khấu so với giá trị thật của tài sản khi thế chấp, nhưng chúng có hai lợi thế chính ngay lập tức.
Thứ nhất, chúng cho PDVSA thêm thời gian để trả nợ cho các chủ nợ, lên đến sáu năm. Hơn nữa, chúng cho các chủ nợ khả năng hoàn lại tiền bằng cách tịch thu tài sản của PDVSA theo quyết định của Phòng Thương mại Quốc tế, một tổ chức quốc tế độc lập có văn phòng tại Paris.
Trong thời gian tới, PDVSA phải đối mặt với một kế hoạch trả nợ đầy thách thức vì nó cần phải trả 3,2 tỷ đô la phần lớn là vào tháng Mười và tháng Mười Một. Dựa trên các báo cáo chính thức, công ty chỉ có 2 tỷ đô la tiền mặt để thanh toán nợ. Tuy nhiên, vỡ nợ khó xảy ra trong năm nay; việc đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị và vỡ nợ cùng một lúc sẽ là quá phức tạp để xử lý.
Venezuela vẫn có vẻ như sẵn sàng và có khả năng chi trả.
Trong trường hợp xấu nhất, PDVSA có thể sử dụng thời gian ân hạn vài tuần như đã từng làm trong năm ngoái để có tiền thanh toán những hóa đơn này. Công ty vẫn có thể vay được khoản vay mới từ công ty dầu khí Rosneft của Nga và đưa tiền góp vốn tại các mỏ dầu của Rosneft làm tài sản thế chấp; nó có thể nhận được tài trợ từ các ngân hàng nhà nước của Venezuela (gần đây đã được thực hiện gần 500 triệu đô la); hoặc chính phủ có thể quyết định sử dụng dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương, với ước tính chính thức hiện nay là 10 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD là tiền mặt và 9 tỷ USD là vàng.
Tuy nhiên, tình trạng vỡ nợ có vẻ như là không thể tránh khỏi trong trung hạn do thời gian giá dầu thấp kéo dài và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ gia tăng. Sắc lệnh của Tổng thống Trump vào ngày 24 tháng 8 năm 2017 đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với PDVSA bằng cách cấm tất cả các giao dịch liên quan đến nợ mới có thời hạn thanh toán hơn 90 ngày và cấm Citgo không được đưa cổ tức về lại Venezuela.
Bằng cách cắt quyền tiếp cận với một nguồn tài trợ thiết yếu, chính quyền của Tổng thống Trump đang đẩy PDVSA vào tình trạng phá sản, do vai trò kinh tế chủ chốt của công ty, của Venezuela.
Bất kỳ sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng cũng sẽ liên quan đến sự gia tăng sản lượng dầu mỏ. Từ năm 2005, nước này đã đặt mục tiêu sản xuất 5 triệu thùng mỗi ngày nhưng mục tiêu này chưa bao giờ đạt được và đã bị dời lại từ năm này qua năm khác. Trong 7 tháng đầu năm 2017, sản lượng dầu bình quân đạt 1,9 triệu thùng/ngày. Mục tiêu của việc tăng sản lượng dầu lên gấp 2.5 lần có thể đạt được nếu Chính phủ cho phép khu vực tư nhân trong nước tham gia vào và ký thoả thuận với các công ty nước ngoài.
Về mặt này, nó có thể tìm thấy nguồn cảm hứng từ Mỹ, quốc gia đã tăng sản lượng dầu từ 4,3 triệu lên 9,5 triệu thùng mỗi ngày trong 5 năm qua bằng cách dựa vào nhiều công ty dầu đá phiến quy mô nhỏ. Tuy nhiên, điều này cũng hàm ý sự tôn trọng hoàn toàn tài sản cá nhân, bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số, và sự ổn định chính trị.
Nguồn tin: xangdau.net