
Một sự chậm trễ trong việc sửa chữa cảng sau vụ va chạm tàu chở dầu đang gây thêm áp lực đối với hàng xuất khẩu dầu thô của Venezuela vốn đã gặp khó khăn, Reuters trích lời các nguồn tin giấu tên thân thiết với PDVSA cho biết trong tuần này. Có vẻ như những tai ương của Venezuela chỉ đang nhân lên theo thời gian, mặc dù tin tức từ các nguồn Caracas chính thức có vẻ lạc quan hơn. Tuy nhiên, dầu xuất hiện ở vị trí hàng đầu trong tình cảnh của Venezuela.
Một bến tàu tại cảng dầu lớn nhất của Venezuela, Jose, đã bị đóng cửa vào cuối tháng 8 sau khi một tàu chở dầu đâm vào. Vào thời điểm đó, Reuters đưa tin rằng việc sửa chữa sẽ làm trì hoãn việc giao 5 triệu thùng dầu thô, đi đến Rosneft, việc này có thể gây căng thẳng cho quan hệ giữa công ty Nga và PDVSA, theo thỏa thuận tiền- dầu. Đây chỉ là vấn đề mới nhất trong các vấn đề về xuất khẩu dầu của PDVSA.
Bên cạnh sản lượng liên tục sụt giảm, công ty dầu mỏ quốc doanh của Venezuela đầu năm nay đã gặp phải các vấn đề về kho lưu trữ và các kho cảng xuất khẩu tại Caribbean khi ConocoPhillips có trụ sở tại Mỹ tiến hành thực thi phán quyết của tòa án rằng phải bồi thường 2 tỷ USD cho việc quốc hữu hóa bắt buộc của hai dự án ở Venezuela. Công ty này vào mùa hè năm nay đã tịch thu một số tài sản của PDVSA trên các đảo Caribbean, khiến công ty nhà nước Venezuela gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ xuất khẩu của mình. Có rất ít sự lựa chọn, PDVSA cuối cùng đã phải chịu nhượng bộ, thanh toán với Conoco.
Việc sửa chữa bến tàu đang làm phức tạp vấn đề hơn nữa. PDVSA được cho là sẽ giao cho Rosneft khoảng 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày theo thỏa thuận song phương mới nhất đã ký kết vào tháng Tư này. Chưa kể, hãng này thường xuất khẩu dầu thô cho Valero Energy và Chevron của Hoa Kỳ từ cùng một bến tàu, bến tàu phía Nam của cảng Jose, chịu trách nhiệm xử lý các quy trình lên tới 70% lượng dầu thô xuất khẩu của quốc gia này.
Không có gì ngạc nhiên khi sự chậm trễ trong việc khôi phục vận chuyển hàng chủ yếu là do không đủ tiền, một phần do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, về cơ bản đã làm đóng cửa gần như hoàn toàn cánh cửa vốn nước ngoài. Trung Quốc, không bị ràng buộc bởi những lệnh cấm vận này, gần đây đã đồng ý bơm 5 tỉ đô la Mỹ cho chính phủ Venezuela và ngành dầu mỏ nước này, nhưng hàng tỉ đô la này sẽ cần có thời gian để tới nơi. Do vô số các vấn đề mà PDVSA đang gặp phải, sẽ là một công việc khó khăn để phân bổ các quỹ này để có đủ cho mọi thứ.
Caracas vẫn không từ bỏ. Chỉ trong tuần này, chính phủ đã công bố sự ra mắt chính thức của đồng tiền petro trên thị trường quốc tế với hy vọng bù đắp những ảnh hưởng của lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ bằng cách sử dụng đồng tiền điện tử được dựa vào dầu và vàng này. Tổng thống Nicolas Maduro cho biết tại buổi ra mắt rằng đồng petro sẽ được đấu thầu hợp pháp cho tất cả mọi thứ ở Venezuela, bao gồm như là một thay thế cho đồng đô la.
"Tất cả người dân Venezuela sẽ có quyền tiếp cận với đồng Petro và thông qua nó để mua hàng quốc tế," Maduro nói.
Venezuela cũng có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang Trung Quốc như là một phần của kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế nước này và hồi phục trở lại. Venezuela sẽ làm việc với các công ty dầu mỏ của Trung Quốc để cải thiện sản xuất. Maduro cho biết hồi tháng 7 rằng PDVSA sẽ tăng sản lượng dầu lên thêm 1 triệu thùng/ngày từ mức của tháng 6 vào cuối năm, mặc dù ông thừa nhận rằng mục tiêu này sẽ khó đạt được. Venezuela đã bơm 1,45 triệu thùng/ngày vào tháng 8 và mức trung bình hàng năm tính cho tới nay là 1,544 triệu thùng/ngày. Đây là một con số rất cách xa so với 5 năm trước, khi mức trung bình hàng ngày là 2,9 triệu thùng/ngày. Vấn đề chỉ là thời gian để xem liệu đồng petro và tiền của Trung Quốc có đủ để đảo ngược sự suy giảm trong sản xuất và xuất khẩu dầu của Venezuela hay không.
Nguồn tin: xangdau.net