Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Khủng hoảng KT thế giới: Bài học cho hôm nay

Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới đang dần rời xa chúng ta nhưng những đổ vỡ, những hậu quả gây ra cho kinh tế thế giới vô cùng lớn, không thể khắc phục trong thời gian ngắn.

Ảnh minh họa

Để đánh giá mức độ thiệt hại, Ngân hàng TW Anh đã thống kê giá trị tổn thất trên toàn thế giới từ 60.000 đến 200.000 tỷ USD. IMF cho rằng các quốc gia có nền kinh tế lớn, tùy theo tiềm lực kinh tế và mức độ ảnh hưởng đã phải chi đến 10.000 tỷ USD để cứu các ngân hàng và các công ty lớn khỏi phá sản và đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

Tính trung bình, các nền kinh tế này đã phải chi 10.000 USD/người để khắc phục khủng hoảng kinh tế - tài chính trong năm qua.

Báo cáo của IMF cũng nhấn mạnh những nền kinh tế lớn nhất đồng thời là những nền kinh tế phải chi nhiều tiền để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, trong đó Anh và Mỹ là hai nước chi nhiều nhất. Các tỷ lệ này tương đương với các con số 30.000 bảng/đầu người ở Anh và 10.000 USD/đầu người ở Mỹ. Với các con số không thể lớn hơn đó, thế giới đã rút ra những bài học nào để có thể kiểm soát khủng khoảng kinh tế trong tương lai? Đó là:

- Vai trò của nhà nước vẫn quan trọng cho dù kinh tế thế giới đã phát triển không ngừng trong hơn 50 năm qua nhưng vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế vần không thay đổi, nếu có khác chỉ là cách thức tác động vào nền kinh tế mà thôi. Trong bối cảnh hiện nay, đây là bài học đầu tiên, bài học không mới. Có thể trước khi xảy ra khủng khoảng có nhiều quan điểm nhà nước nên thiên vể quản lý xã hội, chủ nghĩa tự do được áp dụng triệt để trong kinh tế. Điều này đã được phản ánh thông qua tư tưởng Tự do hoá thương mại, tự do hoá đi lại, nhất thể hóa, sát nhập các nền kinh tế thành các khối kinh tế lớn (EU, Đông Bắc Á, Mỹ...).

Tuy nhiên, cuộc khủng khoảng kinh tế vừa qua đã chứng minh một điều: Vai trò của Nhà nước trong điều hành và quản lý kinh tế là không thay đổi, không bao giờ cũ. Chỉ có Nhà nước mới có đủ sức mạnh can thiệp vào thị trường và "giải cứu" các tập đoàn, các tổng công ty lớn khỏi phá sản...Chính vì tầm quan trọng của Nhà nước trong quản lý kinh tế, dự luật cải cách phố Wall vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã thể hiện nhà nước quản lý lĩnh vực tài chính - ngân hàng thông qua một số nội dung như: Chính quyền Obama đưa ra một loạt biện pháp cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, thành lập một cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản đầu tư rủi ro.  

Nhớ lại thời điểm cuối năm 2008, trong các kế hoạch "giải cứu" được triển khai, nước Mỹ đã đi đầu. Thế giới đã "sững sờ" khi Mỹ có những chương trình giải cứu lớn như ngày 27/9/2008, bộ trưởng Tài chính Henry Paulson phải ban bố trình trạng khẩn cấp. Hôm đó, ông đọc bản tường trình dài 3 trang, công bố gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD (chiếm khoảng 5% GDP) để hỗ trợ ngành tài chính chống chọi với suy thoái.
 
 - Cần cải cách hệ  thống ngân hàng để ngăn chặn các nguy cơ  khủng khoảng trong tương lai: Sau khi xác định một trong những nguyên nhân gây chính gây khủng khoảng kinh tế toàn cầu là hệ thống ngân hàng, đa số dư luận đều đi đến thống nhất, đó là cần thiết phải cải cách hệ thống ngân hàng sau khi khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã được ngăn chặn. Điều này được thể hiện rõ tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2010 tại Davos (Thuỵ Sĩ) với chủ đề “Tư duy lại, thiết kế lại và xây dựng lại” (rethink, redesign and rebuild). Tuy nhiên, Jeremy Warner, một nhà phân tích kinh tế có hạng ở nước Anh cho rằng chủ đề rất đúng, hay, nhưng chưa đủ.

Theo ông là  chủ đề cần phải thêm 2 “r” nữa đó là  repent (hối cải) và reform (cải cách). Ý ông muốn xoáy vào cách thức làm việc của các chính phủ và  ngân hàng lớn cần phải nhìn lại cách làm việc của mình trong thời gian gượng dậy với hai mặt tích cực và  tiêu cực để tiếp tục phát huy, nghĩa là phải biết hối cải để cải cách mạnh mẽ hơn.  

 - Đối với các nền kinh tế có sự tham gia, hội nhập sâu với kinh tế thế giới, cần xây dựng tỷ lệ kim ngạch XNK/GDP hợp lý để giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra trong tương lai: Trong các cường quốc kinh tế trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là trường hợp "đặc biệt", đặc biệt ở đây được hiểu về qui mô dân số, về diện tích, về tốc độ tăng trưởng kinh tế và về qui mô GDP hiện nay (GDP năm 2010 có khả năng vượt Nhật Bản)...Trong cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, cũng như mọi quốc gia, Trung Quốc đều bị ảnh hưởng, đều bị thịêt hại. Theo thống kê, năm 2009 tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm còn khoảng 8% (nhưng đây là con số lý tưởng đối với các cường quốc còn lại, có nước còn tăng trưởng âm). Có nhiều nguyên nhân lý giải cách vượt qua khủng khoảng của Trung Quốc, nhưng không ai phủ nhận Trung Quốc có những lợi thế thật căn bản, đó là tỉ lệ giữa kim ngạch XNK với GDP ở mức 50% (kim ngạch XNK khoảng 1.500 tỷ USD, GDP khoảng 3.000 tỷ USD); dự trữ ngoại tệ khoảng 1.000 tỷ USD; sở hữu 775 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ Mỹ; kích cầu trị giá 4.000 tỉ nhân dân tệ (486 tỉ ER); thị trường nội địa rộng lớn...Những số liệu nêu trên đã có tác dụng to lớn trong việc hạn chế tác động của khủng khoảng đối với kinh tế Trung Quốc. Hơn thế nữa, với nguồn dự trữ ngoại tệ to lớn, Trung Quốc đã tranh thủ nhập các loại nguyên liệu chiến lược (dầu mỏ) khi giá giảm đến mức thấp nhất (khoảng 40-50 USD/thùng) vào đầu năm 2009. Cách thức vượt qua khủng khoảng đã tạo cho Trung Quốc uy thế và vị thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đều có sự tham gia của Trung Quốc như tổ chức G20, nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...). Tất cả các yếu tố đó đã tạo một kinh tế Trung Quốc mới như ngày nay.

Thế giới vẫn đi lên phía trước, kinh tế vẫn phát triển và khủng khoảng kinh tế vẫn có thể xảy ra. Đó là qui luật của sự vận động, không dễ thay đổi. Điều quan trọng cần phải nhận biết được chu kỳ, cần nhận biết được xu thế phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế, từng khối kinh tế cũng như mối tương quan giữa, tác động qua lại của từng quốc gia, từng khối kinh tế cùng như trong phạm vi toàn cầu. Có như vậy, khủng khoảng không chỉ là thảm hoạ như đã xảy ra, khủng khoảng là "cú hích" cho phát triển.
 

tamnhin

ĐỌC THÊM