Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ - Châu Âu: Ai nên “chỉ bảo” ai?

Từ sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, Mỹ và châu Âu đã trở thành một “trẻ sinh đôi dính”. Mỹ - nước gây ra khủng hoảng, buộc phải rơi vào “đại suy thoái”, còn châu Âu – nước bị mang họa càng đen đủi hơn, tình trạng suy thoái còn tồi tệ hơn Mỹ. Vì thế, ít nhất trong 2 năm qua, trong vấn đề kinh tế, tài chính, Mỹ vốn đang chột dạ phải ở vào thế phòng thủ trước sự than phiền và truy vấn của châu Âu. Điển hình như, sau khủng hoảng tài chính, trước những thiếu sót còn đang tồn tại trong việc giám sát Phố Wall, Đức và Pháp công khai yêu cầu Mỹ cải cách hệ thống giám sát, đặc biệt là cần phải gia nhập vào hàng ngũ giám sát các giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh. Trên thực tế, điều này đã hình thành một sự đối lập giữa các quốc gia châu Âu đại lục như Đức, Pháp và các quốc gia biển như Mỹ - Anh trong vấn đề giám sát tài chính.

Nhưng số phận đã thay đổi, sau khi bước vào năm 2010, ưu thế đạo đức của châu Âu đối với Mỹ dường như bắt đầu tan rã. Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng nghiêm trọng lại tốt hơn so với chiều hướng phục hồi kinh tế đã dự đoán, khiến Mỹ lại một lần nữa tìm thấy lòng tin, do đó Mỹ từ bỏ thái độ cởi mở trong hai năm qua, lại một lần nữa tiến hành “lên lớp tài chính” cho châu Âu.

Nhìn vào trình độ xử lý khủng hoảng nợ châu Âu trong mấy tháng gần đây nhất, mặc dù Mỹ không trực tiếp tham gia, nhưng cái bóng của Mỹ không nơi nào không có. Sau khi khủng hoảng nợ Hy Lạp bùng phát, khi thương lượng với khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Thủ tướng Hy Lạp cũng nhiều lần trao đổi với Mỹ, tìm kiếm viện trợ. Trước khi khu vực Eurozone tung ra gói ổn định tài chính trị giá 750 tỷ EUR, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhiều lần điện đàm với Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Tây Ban Nha, nội dung trọng tâm chỉ có một, yêu cầu các nước Liên minh châu Âu EU áp dụng các “biện pháp quyết đoán” để khôi phục lòng tin của thị trường.

Theo quan điểm của một số người Mỹ, Mỹ là người cổ động lớn nhất trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lần này – Nếu không có sự thúc đẩy tích cực của chính phủ Mỹ, châu Âu sẽ không sẵn lòng hoạch định một kế hoạch viện trợ có quy mô lớn như vậy. Để thuyết phục Thủ tướng Đức Angela Merkel, TT Obama hai lần trong ba ngày liên tục gọi điện gây sức ép với bà Merkel. Tờ “Nhật báo Phố Wall” đã bình luận về chuyến viếng thăm châu Âu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner rằng, chuyến công du của ông Geithner nhằm mục đích “tái khẳng định Mỹ với vai trò truyền thống là người công bố những lời khuyên tài chính toàn cầu”.

“Học sinh có vấn đề” lớn nhất mà Mỹ cần giáo dục chính là nền kinh tế lớn nhất châu Âu – Đức. Chẳng hạn như việc Mỹ cực kỳ bất mãn trước lệnh cấm “bán không vô tội vạ” mà Đức mới ban hành gần đây. Được biết, một quan chức của Mỹ đã công khai chỉ trích với giới truyền thông rằng, hành động này “cho thấy Đức không hiểu được vấn đề, biện pháp đó chỉ trị ngọn mà không trị được tận gốc”. Mặc dù trong thời kỳ nguy hiểm nhất của cơn bão tài chính năm 2008, Mỹ cũng đã từng ban bố một lệnh cấm tương tự.

Vậy Mỹ có phải là một “người thầy tốt”? Cũng không thể nói sự dạy bảo của Mỹ đều là “sự chỉ huy mù mịt”. Điển hình như trong vấn đề yêu cầu châu Âu vạch ra kế hoạch viện trợ đồ sộ, Mỹ cũng đã rút ra một bài học kinh nghiệm đau đớn. Chính sự kiện Lehman Brothers phá sản dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính, Mỹ đã ý thực được rằng, cái giá của việc vạch ra kế hoạch trong thời kỳ đầu khủng hoảng để ổn định lòng tin thực ra nhỏ hơn rất nhiều so với việc “dập lửa” sau khi khủng hoảng đã bùng phát toàn diện.

Việc Mỹ khoa chân múa tay với châu Âu khó tránh khiến người châu Âu cảm thấy khó chịu. Mặc dù cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ở mức độ rất lớn là một sự suy thoái kinh tế tiếp diễn theo cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, nhưng châu Âu sẽ không rơi vào đầm lầy nợ. Hơn nữa, khi châu Âu có khủng hoảng nợ, thì quy mô thâm hụt tài chính của Mỹ sẽ càng lớn hơn. Do đó, sự “dạy bảo” của Mỹ đối với châu Âu chẳng phải là “chó chê mèo lắm lông hay sao?

Tuy nhiên, suy cho cùng, so với châu Âu, Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới vẫn là một ông hoàng không thể thách thức trong hệ thống kinh tế thế giới. Sự mất giá liên tục của tỷ giá đồng EUR/USD cho thấy ngôi vị của đơn vị tiền tệ dự trữ chủ yếu thế giới USD ngày càng được củng cố. Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế của châu Âu yếu hơn Mỹ cũng cho thấy, nền tảng kinh tế Mỹ vững mạnh hơn nhiều so với châu Âu. Tuy cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế bộ lộ những sai lầm còn tồn đọng của nền kinh tế Mỹ, nhưng Mỹ lại đang phục hồi nhanh chóng; Trong khi đó, khủng hoảng nợ lại lộ diện nguyên hình những thiết sót bẩm sinh của đồng EUR – đơn vị tiền tệ siêu quốc gia, đồng thời còn khiến toàn bộ châu Âu eowi vào một vũng lầy chính trị, kinh tế mới. Đứng trước một châu Âu yếu đuối, Mỹ chắc chắn vẫn là một người thầy “không biết mệt mỏi’.

CE

ĐỌC THÊM