Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần qua: Chính sách tiền tệ

Những điều chỉnh chính sách tiền tệ là điểm nổi bật của kinh tế thế giới trong tuần qua.

Mỹ

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau khủng khoảng, trong năm tài khoá 2010 (bắt đầu từ 1/10/2009) chính quyền Liên bang vẫn chấp nhận thâm hụt ngân sách ở mức ở mức cao (khoảng 1.500 tỉ USD, chiếm 10% GDP). Với mức dự tính thâm hụt cao như vậy, cho nên đến tháng 6/2010 thâm hụt Liên bang của Mỹ là 1.000 tỷ USD và vẫn nằm trong "biên độ" cho phép.

Nếu nói về thâm hụt trong từng thời điểm, thì tháng 6/2010 vần là tháng có số thâm hụt cao thứ hai trong lịch sử với con số là 68,4 tỉ USD (tháng 6/2009 thâm hụt đứng đầu với 94,3 tỉ USD).

Việc kiềm chế và giảm thâm hụt ngân sách của Mỹ không chỉ là chuyện của nước Mỹ, còn là chủ đề bàn luận của các hội nghị và các tổ chức quốc tế mà gần đây nhất là Hội nghị G20 tại Canada tháng 6 vừa qua.

Trung Quốc

Cùng với việc điều chỉnh tỉ giá đồng NDT với các đồng ngoại tệ mạnh vào tháng 6 vừa qua, nới lỏng chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2010 nhằm duy trì sự bền vững và ổn định của các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ là quan điểm chủ đạo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

PBOC nhấn mạnh, sẽ áp dụng các công cụ tiền tệ khác nhau nhằm bảo đảm tăng hợp lý nguồn cung tiền và điều chỉnh cơ cấu tín dụng để giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng giữ quan điểm sẽ cải thiện cơ chế tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) và điều chỉnh tỷ giá hợp lý.

Về dự trữ ngoại tệ, theo số liệu đã công bố ngày 11/7, hiện nay Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 2.450 tỷ USD, tăng 15,1% so với lượng dự trữ 2.400 tỷ USD của năm 2009.

Chính mức dự trữ ngoại tệ cao là một trong những lợi thế tạo điều kiện cho Trung Quốc chủ động điều chỉnh tỉ giá đồng nhân dân tệ với các ngoại tệ chủ chốt trong thời gian vừa qua.

Không chỉ có lợi thế về dự trữ ngoại tệ, Hiện nay Trung Quốc còn là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ (khoảng 900 tỷ USD trái phiếu chính phủ). Vì lẽ đó những động thái của Trung Quốc và Mỹ về tỉ giá, về trái phiếu...luôn là chủ đề nóng trong quan hệ hai bên.

Châu Âu

Một Châu Âu "già cỗi" luôn phản ứng chậm chạp với các vấn đề phát sinh, điều này cũng đúng trong lĩnh vực quản lý tiền tệ. Sau nhiều tranh luận, cuối cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải đưa ra quyết định, đó là mua vào trái phiếu chính phủ của khu vực đồng chung Eurozone để ngăn chặn khủng khoảng nợ gia tăng.

Đây có thể hiểu là động thái "mạnh tay" và có hiệu quả của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Thị trường đã có phản ứng tích cực, khủng hoảng nợ tại Châu Âu sẽ có dấu hiệu lắng xuống.

Một tin tốt cho khu vực Eurozone, Hy Lạp đã bán thành công 1.625 tỷ EUR (tương đương 2.1 tỷ USD) tín phiếu kho bạc kỳ hạn 26 tuần với lợi suất thấp hơn mức 5% mà Liên minh Châu Âu (EU) đánh lên gói cứu trợ dành cho quốc gia này. Bằng việc bán thành công 1.625 tỷ EUR, dư luận có thêm hy vọng trong việc xử lý khoản nợ công của Hy Lạp, vấn đề lớn của Châu Âu trong thời điểm hiện nay.

Trong bối cảnh khó khăn của nợ công, khu vực đồng tiền chung Eurozone vẫn thông qua việc tiếp nhận thành viên thứ 17 vào ngày 1/1/2011, đó là Estonia – quốc gia Baltic nhỏ bé tại Châu Âu, nguyên là 1 trong 15 nước Cộng hoà thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây.

Là quốc gia nhỏ với 1,3 triệu dân, nhưng sự tham gia của Estonia vào khu vực Eurozone trong bối cảnh hiện nay nhằm phản bác lại một số tư tưởng hoài nghi về tương lai đồng Euro sau 11 năm tồn tại và nói rằng việc khủng khoảng là có thể, nhưng tương lai vẫn có ở Eurozone.

Tài chính - tiền tệ vẫn luôn là chủ đề nóng. Các quan điểm, các chính sách luôn được các nhà quản lý đưa ra một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên hiệu quả của các chính sách về tài chính - tiền tệ ở từng quốc gia, từng khu vực lại là vấn đề để ngỏ, nhiều khi khó định trước thậm chí ở cả nơi có tiềm lực kinh tế mạnh nhất.

Tamnhin

ĐỌC THÊM