Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng giám đốc IMF: Đã đến lúc Châu Á thực hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu

Tại Hội nghị cấp cao Châu Á diễn ra tại Daejeon, Hàn Quốc, Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã phát biểu rằng: “Châu Á nổi lên như một động lực phát triển kinh tế toàn cầu kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Không ai có thể nghi ngờ rằng sự phát triển kinh tế của Châu Á đang đóng vai trò ngày càng tăng trong nền kinh tế Thế giới.”

Tổng Giám đốc IMF nói: "Theo quan điểm của tôi, những cải cách về kinh tế vĩ mô, tài chính và doanh nghiệp diễn ra trong thập kỷ qua đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc phục hồi kinh tế của khu vực. Vì vậy, cho dù lúc đầu đã bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng châu Á đã có thể hồi phục một cách nhanh chóng." Gần đây, IMF đã đưa ra dự báo rằng Châu Á sẽ tăng trưởng với tỷ lệ 7,75% trong năm 2010, so với tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 4,5%.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong sự phối hợp thực hiện các chính sách kinh tế toàn cầu, mà đặc biệt là thông qua G-20, trong đó bao gồm sáu nước châu Á và Hàn Quốc là nước dẫn đầu. Ông Strauss-Kahn nói: "Khi vị thế kinh tế của châu Á trên thế giới tiếp tục tăng, thì thị phần của châu Á trong các hoạt động kinh tế của các nước cũng đang ngày càng tăng cao.”

Ông nói thêm rằng sự ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy việc phối hợp quốc tế có thể diễn ra như thế nào. Dựa trên phân tích gần đây của IMF, thì sự phối hợp hơn nữa trong chính sách toàn cầu có thể giúp GDP của châu Á tăng khoảng 250 tỷ đôla Mỹ và tạo ra khoảng 14 triệu việc làm trong 5 năm nữa.

Trong khi nhấn mạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của Châu Á, ông Strauss-Kahn cũng cảnh báo những rủi ro suy thoái, mà gần đây nhất đó là khủng hoảng nợ tại Châu Âu – điều này có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách châu Á cần điều chỉnh linh hoạt trước những cú sốc có thể xảy ra. Những thách thức chính mà chính sách kinh tế cần phải đối mặt gồm có việc làm thế nào tốt nhất để kiểm soát sự phục hồi mạnh mẽ của luồng vốn, và các rủi ro liên quan của tình trạng tăng trưởng quá nóng, sự bong bóng tín dụng và tài sản.

Chính sách có tính dài hạn là làm thế nào châu Á có thể tăng đầu tư và tiêu thụ nội địa một cách tốt nhất thì đã được ông Strauss-Kahn được mô tả trong bài "Động cơ tăng trưởng thứ hai của châu Á." Trước đây, sự tăng trưởng của châu Á chủ yếu được thúc đẩy nhờ xuất khẩu, nhưng do các đối tác thương mại lớn, đặc biệt là châu Âu và Mỹ - nhiều khả năng lại bước vào một giai đoạn có tỷ lệ tăng trưởng thấp, thì việc tăng nhu cầu nội địa của khu vực này đã trở nên ngày càng quan trọng. Những thay đổi cần có để nuôi dưỡng và duy trì động cơ tăng trưởng thứ 2 này hiện đã được tiến hành trên toàn khu vực Châu Á. Những thay đổi đó bao gồm mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ hơn, có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng tư nhân bằng cách giảm sự cần thiết phải tiết kiệm dự phòng; xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, khuyến khích đầu tư tư nhân; và thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.

Ông Strauss-Kahn kết luận rằng "Các nước trên thế giới muốn biết bằng cách nào châu Á có thể kiểm soát thành công sự tăng trưởng và sự toàn cầu hoá của mình. Việc rút ra các bài học từ những thành công của châu Á là một mục tiêu quan trọng cho hội nghị này. "

Nguồn: stockbiz

ĐỌC THÊM