Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc: Khi kinh tế đối mặt với vực thẳm khó khăn

Đó là một cảnh gần như những gì trong tác phẩm của Charles Dickens. Công nhân gập người trên băng ghế, ánh sáng lóe lên từ những tia lửa kim loại từ máy tiện.

Đây không phải là nước Anh vào thế kỷ 19 thời Victoria. Đây là ngoại ô thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc.

Những người công nhân này đã từng là động cơ của phép màu kinh tế trong hai thập niên của Trung Quốc. Nhưng tại các nhà máy trên toàn Trung Quốc vào những ngày này, người ta thấy có một nỗi lo lắng ngày càng tăng về tương lai.

Qiao Ao đã làm việc tại nhà máy này trong bốn năm qua và làm linh kiện nằm trong các máy móc lớn hơn được xuất khẩu sang châu Âu và Nhật Bản.

Anh là một công nhân nhập cư, cũng như nhiều bạn bè của mình ở đây.

Chỉ cần một vài tháng trước, lúc nào anh cũng bận, nhưng bây giờ thì không như vậy nữa.

"Đơn hàng của chúng tôi đã giảm từ đầu năm nay," anh nói với tôi. "Tôi không làm nhiều giờ làm thêm những ngày này như khi hoạt động kinh doanh còn tốt, vì vậy tôi không kiếm được nhiều tiền như trước đây."

Đó là câu chuyện chúng ta nghe thấy trên toàn Trung Quốc ngày càng nhiều vào lúc này.

Tồi tệ hơn so với năm 2008

Kinh tế chững lại ở Trung Quốc làm ảnh hưởng đặc biệt tới các nhà sản xuất nhỏ - sản lượng trong khu vực chế tạo giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 tính tới nay.

Xuất khẩu cũng giảm - số liệu vào tuần này cho tháng Tám cho thấy thực trạng yếu kém hơn nữa.

Zhang Wenhe, ông chủ nhà máy này, nói với tôi rằng ông thấy đơn đặt hàng giảm 30% -40% kể từ tháng Sáu, và nếu mọi thứ tiếp tục như thế này, ông sẽ bị buộc phải để cho một số nhân viên của mình nghỉ việc.

"Tôi đã kinh doanh trong mảng này trong tám hay chín năm, và tôi đã chưa bao giờ thấy tình hình xấu đi ở mức như thế này,"

"Rất nhiều nhà máy ở khu vực này đã phải đóng cửa, và sa thải nhân viên.

Lúc này là thời điểm khó khăn nhất tôi từng chứng kiến. Thậm chí tồi tệ hơn so với năm 2008 là cuộc khủng hoảng cuối cùng."

Thực trạng kinh tế bì trì trệ hiện nay ở Trung Quốc đang có tác động trên toàn thế giới – Rốt cùng thì đây là các nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và những gì xảy ra ở đây khiến cũng tác động tới những nơi khác.

Vì vậy, khi các gương mặt nổi trội trong giới doanh nghiệp toàn cầu nhóm họp ở Đại Liên vào hôm thứ Tư tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ưu tiên của họ sẽ là Trung Quốc có kế hoạch gì để quản lý quá trình chuyển đổi kinh tế này.

Trung Quốc từng vay và chi tiêu để thoát khỏi cuộc khủng hoảng cuối cùng hồi 2008 qua việc xây dựng phát triển bất động sản lớn trên cả nước, đẩy người lao động từ các nhà máy vào các dự án xây dựng.

Nhưng nay thậm chí bất động sản, trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, cũng đang có vấn đề.

Thành phố ma

Tôi lái xe vào thị trấn đảo Trường Hưng - chỉ cách Đại Liên 80km - một thành phố vệ tinh được xây dựng dựa vào kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Nhưng những gì tôi thấy là vô số các tòa nhà mới mọc lên mà không có người ở.

Một cảm giác ớn lạnh ngập tràn khi tôi đi bộ xung quanh thị trấn.

Những vệt sơn còn mới dành cho người đi bộ qua đường và đèn giao thông mọc lên tua tủa nhưng hầu như không có bất cứ ai trên đường phố.

Hàng chục ngàn căn hộ ở đây không có người ở, và đó là một phần của khoảng 70 triệu căn nhà ở không bán được đã được xây cất trên toàn quốc.

Chính phủ Trung Quốc nói đây là một phần của kế hoạch chuyển từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang một nền kinh tế hiện đại, dựa vào khu vực dịch vụ.

Đó là kinh tế theo lý thuyết và một phần của chu kỳ đau đớn của nền kinh tế đang trưởng thành cần phải đi qua.

Tuy nhiên khi nền kinh tế của Trung Quốc thay đổi, nó có để tạo ra công ăn việc làm cho các thế hệ tiếp theo.

'Ám ảnh bởi đồng tiền'

Zoey Ye là 21 tuổi. Cô đam mê văn học Anh và Mỹ, cô là lo lắng về triển vọng việc làm của mình vì suy thoái.

"Tôi nghĩ rằng nền kinh tế đã bi chậm lại, vì vậy các công ty không thuê những người mớ

"Nhưng tôi là người có học, và tôi muốn kiếm tiền để con tôi có thể tất cả mọi thứ con tôi muốn."

Bạn chỉ cần dạo quanh khu trường đại học của Zoey để thấy các thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt với những thay đổi nền kinh tế hiện nay.

Ước tính có khoảng tám triệu sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc gia nhập lực lượng lao động hàng năm và, giống như Zoey, tất cả họ đều có những kỳ vọng về tương lai cho mình.

Khi chúng tôi đi dạo quanh khuôn viên xanh, Zoey và tôi chia sẻ những câu chuyện về cuốn sách mà chúng tôi cùng yêu thích, - The Great Gatsby của F Scott Fitzgerald.

"Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc hiện đại và cuốn sách đó," cô nói với tôi. "Mọi người ở đây cũng ám ảnh với đồng tiền."

Khống chế được những kỳ vọng sẽ là một trong những thách thức quan trọng tới đây của chính phủ Trung Quốc.

BIZLIVE

ĐỌC THÊM