Trong khi Syria chỉ cung cấp 0,04% nguồn cung dầu toàn cầu - ít hơn Cuba, New Zealand hoặc Pakistan – nước này nằm tại một trong những khu vực sản xuất lớn nhất thế giới của các nước láng giềng.
Quốc gia này giáp biên giới với Iraq, thành viên lớn thứ hai của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu khí OPEC, trong khi các nước sản xuất khổng lồ khác như Saudi Arabia và Iran chia sẽ biên giới với Iraq. Cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà các chuyến hàng vận chuyển bao gồm từ vùng tự trị người Kurdistan được xuất khẩu, cũng gần đó. Ngoài việc nằm gần với các quốc gia Trung Đông, cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria còn liên quan đến Nga và Mỹ, hai nhà sản xuất dầu thô lớn khác.
Giá dầu thế giới đã tăng hơn 3% trong tuần trước với tin Mỹ thực hiện một cuộc tấn công tên lửa hành trình nhắm vào quốc gia này, hai ngày sau khi chế độ của tổng thống Bashar al-Assad sử dụng khí độc để giết thường dân. Nhiệm vụ của các nhà lập kế hoạch quân sự đã trở nên mạo hiểm hơn bởi sự có mặt của lực lượng Nga ở Syria ủng hộ chế độ của Assad trong cuộc chiến chống các nhóm nổi dậy, bao gồm nhóm Islamic State và al-Qaeda nhưng cũng bao gồm một số nhóm nổi dậy khác nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ.
Tushar Tarun Bansal, giám đốc của hãng tư vấn Ivy Global Energy, cho biết: "Do hai nhà sản xuất lớn - Mỹ và Nga - tham gia, với viễn cảnh đóng vai trò đối nghịch 2 bên, nguy cơ địa chính trị đã tăng lên đáng kể và điều này phản ánh giá cả. "Nếu, sau những cuộc tấn ban đầu, không có hành động nào khác của Mỹ, giá sẽ trượt trở lại khu vực trước khi tăng điểm."
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, Syria đã sản xuất khoảng 35.000 thùng dầu mỗi ngày và một số loại chất lỏng nhiên liệu hóa thạch khác trong năm 2016, và là nhà sản xuất lớn thứ 66 trên thế giới. Trong khi sản lượng trung bình khoảng 400.000 thùng/ngày trong giai đoạn 2008 đến 2010, sự gián đoạn sản xuất do xung đột quân sự và các biện pháp trừng phạt kinh tế lên quốc gia này đã dẫn đến sự sụt giảm khai thác, theo thống kê của cơ quan số liệu thuộc Bộ Năng lượng Mỹ này cho biết.
Hợp đồng dầu thô West Texas Intermediate tháng 5 chốt tuần trước ở mức 52,24 USD, tăng 1,64 USD tương đương 3,24%. Dầu thô Brent tháng 6 đã kết thúc tuần ở mức 55,24 USD, tăng 1,64 USD tương đương 3,19%.
Theo Bansal của Ivy Global, đà tăng giá dầu có thể rất ngắn, với các yếu tố như lượng hàng tồn kho và sản lượng sản xuất nội địa Mỹ cũng như liệu việc cắt giảm sản lượng của OPEC với các đối tác sẽ ảnh hưởng đến giá nhiều hơn trong những ngày tới.
Gordon Kwan, chuyên gia phân tích tại Hồng Kông của Nomura Holdings Inc., cho biết: “Miễn là hành động quân sự ở Syria được ngăn chặn ( để không lan sang Iraq), và Syria không còn là một nhà sản xuất dầu đáng kể, bất kỳ sự đột biến lớn nào trong giá dầu có thể chỉ là tạm thời”.
Dầu đã chật vật để mở rộng mức tăng vượt ngưỡng 51 USD một thùng vào đầu tuần trước do lo ngại về dự trữ kỷ lục và sản lượng khai thác tăng của Mỹ hạn chế sự lạc quan xung quanh việc cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ làm giảm bớt cung thừa toàn cầu.
"OPEC là biểu tượng đại diện, và thị trường hiện đang định giá dựa trên việc mở rộng cắt giảm," Bansal của Ivy Global nói. "Vì vậy, mặc dù có vẻ như không khả thi ở giai đoạn này, trong trường hợp OPEC quyết định không mở rộng cắt giảm, chúng ta có thể thấy một số phản ứng giá cả nghiêm trọng."
Nguồn: xangdau.net