Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ba lý do có khả năng giết chết thỏa thuận OPEC

Trung Đông chưa sẵn sàng để nhất trí về tương lai của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC khi hội nghị thượng đỉnh của nhóm sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 11 sắp tới, trong đó cartel quyết định về mức cắt giảm và thời hạn cắt giảm một năm kể từ khi chấp thuận lần đầu.

Dưới đây là ba vấn đề địa chính trị địa chủ chốt sẽ có thể phá hủy khả năng cùng nhau tăng giá dầu của khu vực này.

Kịch tính trong thỏa thuận hạt nhân Iran của chính quyền Trump đang diễn ra

Từ ngày Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống, ông đã nói rõ rằng ông kịch liệt chống lại hiệp ước hiện tại với Tehran để tái hòa nhập nền kinh tế của Iran vào cộng đồng quốc tế để đổi lấy một chương trình năng lượng hạt nhân nhỏ hơn và được theo dõi. Ông tin rằng kế hoạch này đã từ bỏ quá nhiều đòn bẩy cho phía Mỹ để tiếp tục các mục tiêu chính sách đối ngoại của nước này ở Trung Đông.

Đầu tháng này, Trump đã chính thức không xác nhận thỏa thuận hạt nhân này, không làm gì nhiều để hủy bỏ thỏa thuận, nhưng mở đường cho phép Quốc hội trừng phạt Iran.

Ngành dầu khí của Tehran cần hội nhập kinh tế toàn cầu để cung cấp các dịch vụ xã hội và đảm bảo một tương lai thịnh vượng cho người dân Iran. Mặc dù Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry đã đưa ra cam kết trấn an các nước châu Âu rằng các công ty của họ sẽ không bị trừng phạt bởi việc đầu tư vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của Iran, nhưng người thay thế của Kerry trong chính quyền Trump đã không hứa hẹn như vậy.

Điều mà Ngoại trưởng Rex Tillerson đã làm là đưa ra tuyên bố ủng hộ sự tuân thủ kỹ thuật của Iran đối với thỏa thuận này, bất chấp sự hủy bỏ công nhận một cách rõ ràng của tổng thống Trump về điều đó.

Sự không chắc chắn xung quanh lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran dẫn đến sự không chắc chắn về khả năng đóng góp hoặc duy trì sản lượng dầu của nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC này. Sự tham gia của Tehran trong trò chơi dầu mỏ đã được bắt nguồn từ sự thành công của thỏa thuận hạt nhân kể từ tháng 1 năm 2016. Các biện pháp trừng phạt mới từ Quốc hội của đảng Cộng hòa có thể làm thụt lùi lại phần lớn tiến bộ đạt được bằng cách gây áp lực lên kinh tế.

Cuộc chiến quyết liệt của Iraq với người Kurd

Cuộc trưng cầu độc lập của người Kurd hồi tháng trước đã khiến Baghdad tiếp quản các mỏ dầu quan trọng trước đây được kiểm soát bởi Chính phủ khu vực Kurd (KRG). Một phần của sản lượng trước đây (một nửa, hoặc thấp hơn một nửa, theo hầu hết các tính toán đo lường) hiện đang chảy qua một đường ống trong khu vực theo một thỏa thuận giữa chính phủ Iraq và nhóm Kurdish KAR.

Cuối tuần trước, các nhà chức trách Iraq cho biết họ đã tăng xuất khẩu dầu từ vùng Basra phía nam Iraq thêm 200.000 thùng mỗi ngày để bù đắp cho sự thiếu hụt từ các mỏ Kirkuk ở phía bắc. Tuy nhiên, điều này không hứa hẹn cho nguồn cung đang bị gián đoạn trong tương lai nếu KRG hoặc lực lượng Peshmerga quyết định tấn công để giành lại nguồn được dầu mỏ này. Một sự sụt giảm đáng kể về sản lượng của nhà sản xuất số 2 của OPEC có thể bất ngờ khiến co giá dầu tăng vọt, đó là điều mà Saudi Arabia, lãnh đạo khối, đang mong muốn.

Một sự cô lập tại vùng Vịnh đang diễn ra tháng thứ sáu liên tiếp

Mặc dù là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng hàng đầu Qatar không phải là nhà sản xuất dầu đáng kể. Tuy nhiên, tác động địa chính trị của việc phong tỏa kinh tế của Vùng Vịnh đối với Doha có thể có những hậu quả địa chính trị quan trọng khi nó đang diễn ra tháng thứ sáu liên tiếp mà không có tín hiệu kết thúc. Thay vì hạn chế mối quan hệ với Iran, Qatar đã sử dụng vốn chính trị để củng cố quan hệ với quốc gia Shi'ite này, vốn là đối thủ của Saudi Arabia về chính trị và kinh tế. Căng thẳng leo thang giữa vùng Vịnh và Qatar sẽ làm tăng thêm mối lo ngại giữa Iran và Saudi Arabia, ảnh hưởng tới tương lai của Iran như một đối thủ chính trị và là một nhà sản xuất dầu lớn.

Bộ ba quan trọng của tranh chấp khu vực này gây ra những tai hại cho vùng Trung Đông bao gồm có cả ba nhà sản xuất dầu hàng đầu trong khối. Iran đã có chế độ hồi phục kinh tế kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1/2016, trong khi sự ổn định của Iraq trong năm 2016 và hầu hết năm 2017 cho phép sản xuất tăng đều đặn.

Với quỹ đạo sản lượng trong tương lai của các nước láng giềng không rõ ràng, vẫn còn cần phải xem liệu khối này có cần thiết phải thắt chặt hạn ngạch hay không. Xét cho cùng, nếu sản xuất không thể được kêu gọi hợp tác do các vấn đề chính trị, có thể không cần phải giới hạn nó một cách trực tiếp.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM