Theo các nhà phân tích, OPEC có thể đạt được “một thỏa hiệp yếu ớt và không làm hài lòng thị trường.”
Các thành viên OPEC sẽ có rất nhiều cuộc thảo luận khi gặp gỡ tại cuộc họp có rất nhiều dự đoán trong ngày hôm nay 30/11, nhưng thực tế sẽ có rất ít kết quả hợp lý khi nhóm này đưa ra một thỏa thuận sản xuất.
“Sau ba tháng đàm phán, có vẻ như cái gọi là hiệp ước Algiers đã phác thảo mức cắt giảm sản xuất chung còn 32,5-33 [triệu thùng một ngày] trong [Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ] tổng [dầu] đang nguy cơ thất bại,” Tim Evans, chuyên gia hợp đồng năng lượng tương lai tại Citi Futures cảnh báo.
“OPEC có thể đạt được một số bước để kiềm chế nguồn cung dư thừa, nhưng có vẻ như nó sẽ là một thảo hiệp yếu ớt, không làm hài lòng mọi người chứ không phải là một sự khẳng định rõ ràng việc quyền kiểm soát sự cân bằng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu,” ông Evans viết trong một báo cáo hôm thứ Ba.
Dưới đây là 4 trong số những kết quả khả dĩ nhất có thể của hội nghị thượng đỉnh OPEC lần thứ 171:
1) Các thành viên OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng
Trong cuộc họp ở Algiers vào cuối tháng 09, OPEC cho biết sẽ nhắm mục tiêu sản xuất là 32,5-33 triệu thùng một ngày. Để đạt được mục tiêu đó, các thành viên sẽ phải cắt giảm từ mức sản lượng ước tính khoảng 33,83 triệu thùng trong tháng 10, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Các tin tức đưa ra trong tuần này nói rằng Saudi Arabia đang thúc đẩy một mức cắt giảm gần hơn với mức thấp nhất của phạm vi đó. Nếu OPEC đồng ý cắt giảm sản xuất còn 32,5 triệu thùng một ngày, giá có khả năng hồi phục đến mức thấp của phạm vi giá 50usd, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo nghiên cứu đưa ra hôm thứ Hai.
Hôm qua, giá dầu thô Mỹ giảm 1,85usd, tương đương 3,9%, xuống còn 45,23usd/thùng trên Sàn giao dịch New York Mercantile. Giá dầu Brent giảm 1,87usd, tương đương 3,9%, chốt tại mức 46,37usd/thùng trên sàn ICE Future Europe.
“Kết quả của cuộc họp này có khả năng sẽ là một số hình thức của sự thỏa hiệp của các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ vì họ đang tuyệt vọng để khiến Saudi Arabia chấp nhận tham gia, và hầu hết đều cho rằng họ có thể lừa gạt với một mức độ không bị thiệt hại gì, và chấp hành mức hạn ngạch cắt giảm trong một vài tháng,” Michael Lynch, chủ tịch của Strategic Energy & Economic Research nói.
Tuy nhiên, để đẩy giá trên mức thấp của phạm vi giá 50usd, thị trường sẽ cần phải nhìn thấy thành viên OPEC thực sự thực hiện việc cắt giảm sản lượng, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết.
2) OPEC không đạt được một thỏa thuận chung về sản lượng
Trở ngại lớn đối với OPEC sẽ được tìm ra và thực hiện hạn ngạch sản xuất riêng cho từng thành viên.
Libya và Nigeria đã yêu cầu được loại trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, với cả hai nước này đều đang cố gắng tăng cường nguồn cung do các cuộc xung đột nội bộ đang làm gián đoạn nguồn cung của hai nước. Iran, với sản lượng tiếp tục phục hồi từ sau cấm vận, và Iraq, cần doanh thu từ dầu mỏ để chiến đấu chống lại ISIS, đã bày tỏ một số kháng cự trong việc tham gia vào một thỏa thuận sản xuất.
Trong khi đó, nhà sản xuất Nga ngoài OPEC đưa ra những ý kiến trái ngược nhau về việc liệu họ sẽ hợp tác với OPEC hay không.
“Nếu Iran, Iraq và Nga tạo một bộ ba không tham gia chúng tôi tin rằng Saudi sẽ không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải kết thúc tiến trình đàm phán này," Vikas Dwivedi, nhà kinh tế dầu khí toàn cầu tại Macquarie Research, đã viết trong một báo cáo ngày hôm qua.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs chỉ ra rằng nếu thỏa thuận không đạt được, họ dự đoán dự trữ dầu thô sẽ tăng lên trong nửa đầu năm 2017, và giá dầu trung bình sẽ là 45usd một thùng cho đến vào mùa hè năm sau.
Tuy nhiên, với thị trường dầu thô Brent chỉ có thể định giá trong một xác suất 30% của một thỏa thuận sẽ đạt được, một đà di chuyển giá xuống dưới ngưỡng 40usd một thùng “sẽ rất khó để duy trì,” các nhà phân tích cho biết.
3) OPEC đóng băng nguồn cung tại mức kỷ lục
Nếu OPEC quyết định đóng băng sản xuất, nhóm sẽ thực hiện điều này tại thời điểm khi sản lượng chung của nhóm ở mức kỷ lục.
Sản xuất của OPEC đạt mức kỷ lục là 33,83 triệu thùng một ngày trong tháng 10, theo IEA, chỉ một vài tháng sau khi OPEC công bố đề xuất kiềm chế sản xuất của mình.
“Tại một thời điểm nào đó (đầu năm 2016) OPEC đóng băng nguồn cung đã là xu hướng tích cực cho giá dầu vì tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ (dựa trên các dự đoán) về mặt lý thuyết sẽ dẫn đến kết quả một thị trường cân bằng trong trung hạn,” Tyler Richey, đồng biên tập của The 7:00’s Report giải thích.
“Nhưng với cung/cầu của OPEC hiện nay đang mất cân đối đó là xu hướng giá xuống, đóng băng ở mức hiện tại sẽ không thực sự được hỗ trợ dầu mỏ từ quan điểm cơ bản trong ngắn hạn,” ông nói.
Tuy nhiên một điều mà hiệp ước đóng băng nguồn cung sẽ làm chính là gợi ý cho các thị trường rằng các thành viên OPEC có khả năng đưa sự khác biệt của họ sang một bên và sẵn sàng hơn để hợp tác cùng nhau trong tương lai, để ngỏ khả năng “cắt giảm” sản xuất trong tương lai.
Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA ước tính công suất dự phòng của OPEC ở mức 1,27 triệu thùng một ngày trong Q2 của năm nay và nó được dự đoán sẽ giảm, với dự báo công suất dự phòng Q3 chỉ còn 960.000 thùng một ngày. Nói cách khác, OPEC không có nhiều khả năng hơn nữa để tăng cường thêm mức sản xuất của mình.
4) OPEC trì hoãn một thỏa thuận
Cuối cùng, điều có thể xảy ra đối với thị trường dầu mỏ là OPEC sẽ quyết định dời quyết định sang một ngày khác.
Thị trường dầu mỏ có thể sẽ phản ứng với việc trì hoãn một thỏa thuận như là sự thất bại của việc đạt được một thỏa thuận, Richey phỏng đoán.
“Họ đã cam đoan với thị trường hồi tháng 09 rằng các thành viên của OPEC đã có một sự thấu hiểu để đồng ý” tại cuộc họp này, và việc thiếu vắng một thỏa thuận sẽ cho thấy rằng nhóm này vẫn tiếp tục không làm được trò trống gì trong suốt hơn 2 năm qua.”
Nguồn: xangdau.net