Chênh lệch giá dầu điều chỉnh lưu lượng cung đến thị trường dầu lớn nhất thế giới sẽ có lợi cho các nhà sản xuất bên ngoài Trung Đông ít nhất cho đến khi OPEC nhóm họp vào tháng tới.
Theo Bloomberg News phỏng vấn 4 nhà kinh doanh và một chuyên gia tư vấn, mức chênh lệch tăng của Brent, chuẩn giá cho dầu từ châu Âu đến châu Phi, so chuẩn Dubai ở Trung Đông có thể ở mức từ 1-1,50 USD/thùng trong tháng 4 và tháng 5. Con số đó nhỏ hơn 50% so với mức trung bình trong hai tháng cuối năm ngoái, số liệu từ PVM Oil Associates cho thấy.
Mức chênh lệch thu hẹp lại có nghĩa là các loại dầu thô ngọt liên kết với giá chuẩn Brent có giá cả phải chăng hơn đối với người mua ở Châu Á so với dầu chua nặng hơn sử dụng Dubai làm giá chuẩn. Do các nhà sản xuất ở Trung Đông như Saudi Arabia đóng vai trò chủ yếu trong việc cắt giảm sản lượng của OPEC để giảm bớt thừa cung trên toàn cầu, nguồn cung của khu vực này trở nên đắt hơn. Trong khi đó, nguồn cung dầu nhẹ tăng vọt từ Mỹ và khu vực Đại Tây Dương không bị ảnh hưởng trong việc hạn chế sản xuất đang làm cho các lô hàng hóa đó trở nên rẻ tiền hơn.
Nevyn Nah, nhà phân tích tại Singapore của hãng tư vấn Energy Aspects Ltd. cho biết: "Thị trường dầu thô nhẹ ở châu Á hiện đang tràn ngập nguồn cung. Có những dòng chảy nguồn dầu kinh doanh lệch giá từ lưu vực Đại Tây Dương đổ vào tại thời điểm các nhà máy lọc dầu châu Á đang trải qua giai đoạn bảo trì đỉnh điểm. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi nguồn cung bổ sung từ việc gián đoạn bất ngờ ở Qatar, cà hoạt động nhà máy lọc dầu ở Việt Nam.”
Theo ba thương gia đã được phỏng vấn, giao dịch hoán đổi của Brent-Dubai, một thước đo về sự khác biệt giá cả giữa hai chuẩn dầu thô, có thể giảm xuống dưới 1 USD một thùng nếu nguồn cung cấp dầu nhẹ thế giới tăng lên. Lần cuối cùng EFS đã giảm xuống mức đó là vào tháng 8 năm 2015.
Một EFS tương đối hẹp và giá cước vận chuyển thấp đang thu hút dầu thô lưu vực Đại Tây Dương đến châu Á, JBC Energy cho biết trong một báo cáo hồi tháng trước. Hãng tư vấn công nghiệp này ước tính rằng trung bình hơn 5 triệu thùng/ngày trong nguồn cung của khu vực này có thể đã đến Châu Á trong quý I, tăng 20% so với năm ngoái và 34% so với năm 2015. Trung Quốc đã trở thành nước mua dầu thô lớn nhất của Mỹ Vào trong tháng 2 và sẽ nhập khẩu một lượng dầu thô khổng lồ từ Tây Phi trong tháng này.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã bắt đầu cắt giảm sản lượng vào ngày 1 tháng 1 trong một nỗ lực nhằm giảm lượng hàng tồn kho toàn cầu dưa thừa và thúc đẩy tăng giá dầu, vốn đang tiếp tục giao dịch ở mức chỉ bằng một nửa mức đỉnh cao của năm 2014. Một số thành viên của nhóm cũng như Oman đã ủng hộ việc mở rộng hiệp ước cắt giảm sau tháng 6. Các bộ trưởng OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 25 tháng 5 để quyết định có nên mở rộng thỏa thuận này hay không.
Nguồn: xangdau.net