Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc chiến giá dầu tiếp theo giữa Saudi Arabia với Nga

Thị trường dầu mỏ quốc tế có thể đang hướng tới một cuộc chiến tranh mới, khi các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đang chạy đua để tăng cổ phần. Cái bắt tay bất ngờ giữa OPEC và các nước phi thành viên, được thúc giục bởi sự ủng hộ hoàn toàn của Ả-rập Xê-út (OPEC) và Nga (không thuộc OPEC), đã giúp mang lại sự ổn định cho thị trường dầu thô trong gần nửa năm qua. Cuộc khủng hoảng giá dầu thô được cho là đã được ngăn chặn, nhưng có vẻ như vẫn còn khả năng xảy ra khi xem xét các nguyên tắc cơ bản cho một thị trường giá lên trong những tháng tới. Chừng nào mà Ả-rập Xê-út, Nga và một số nhà sản xuất lớn khác (như UAE, Kuwait) ủng hộ việc cắt giảm sản lượng thì sẽ nhìn thấy “ánh sáng phía cuối đường hầm”.
Tác động của cuộc cách mạng dầu đá phiến lần thứ 2, như một số người đã nói, phần lớn đã làm giảm bớt bởi sự tuân thủ cao của OPEC và các nước phi thành viên với những đồng ý cắt giảm, trong khi các vấn đề địa chính trị và an ninh đã ngăn Libya, Iraq, Venezuela và Nigeria tham gia với khối lượng mới. Sự ổn định trong thị trường dầu thô, như mọi khi, không chỉ là cung-cầu mà còn cả về địa chính trị và lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia hiện nay cũng có thể là mối đe dọa chính cho việc mở rộng thành công việc cắt giảm sản xuất của OPEC trong những tháng tới.
Nỗi sợ hãi đang gia tăng khi mà nhà sản xuất hàng đầu của OPEC, Saudi Arabia, không còn cảm thấy hài lòng với hiệu quả chung mà nước này đang gánh phần lớn lượng cắt giảm, trong khi cùng lúc đó các thành viên OPEC khác như Iran và Iraq đang xem xét tăng sản lượng. Đối thủ chính khác của Ảrập Xêút là Nga cũng không ngồi yên. Ngay cả khi Moscow vẫn ủng hộ hoàn toàn việc cắt giảm sản xuất chính thức, thì các công ty dầu mỏ của Nga đã và đang tích cực tranh giành thêm thị phần tại các thị trường khách hàng chính của Saudi Arabia như Trung Quốc, Ấn Độ và ngay cả Nhật Bản. Iraq và Iran, trái ngược với những gì đã trông đợi, đã và đang giành thị phần ở châu Âu.
Bị đe doạ bởi chính hiệp định thành công của mình, Ả-rập Xê-út hiện đang cảm thấy sức nóng từ mọi phía. Một số nhà phân tích thậm chí còn đưa ra một kịch bản ngày tận thế, ngụ ý rằng Riyadh đã đánh mất sự quản lý của mình lên các thị trường dầu lớn nhất. Dầu đá phiến của Mỹ đang gia tăng thị phần, trong khi giải quyết các lựa chọn của Châu Âu cùng lúc. Nga, Iran và Iraq đã thúc đẩy thị phần ở châu Á, trong khi chiếm thị phần của Saudi ở châu Âu. Cho đến nay, các quan chức của Ảrập Xêút như Bộ trưởng dầu mỏ, Khalid Al Falih, và Nasser của Aramco, đã giữ im lặng. Không có lập trường cứng rắn thực sự nào được công khai cho đến nay bởi nhà lãnh đạo OPEC. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi đáng kể nếu các chỉ số gần đây là chính xác.
Trong một động thái bất ngờ, Ả-rập Xê-út đã báo cáo rằng nước này sẽ cố gắng giành lại một phần thị phần tại một trong những thị trường chính trước đây của mình là Châu Âu. Trong một động thái nhằm tăng cường sức hấp dẫn đối với dầu thô Saudi, Vương quốc này có kế hoạch thay đổi cách thức định giá dầu bán tới châu Âu từ tháng 7. Các kế hoạch định giá mới có thể có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7, chủ yếu là để tăng sức hấp dẫn của dầu Saudi bằng cách làm cho khách hàng dễ dàng để phòng ngừa rủi ro hơn. Các nguồn tin đã đưa tin Aramco sẽ ra mắt giá xuất khẩu châu Âu dựa theo chuẩn dầu Brent trên sàn ICE sau nhiều năm định giá dầu theo Brent Weighted Average (BWAVE). Cả hai giá tham chiếu là một phần của chuẩn Brent được sử dụng để định giá nhiều loại dầu thô của thế giới. Khách hàng hiện nay thấy khó để bảo hiểm rủi ro (hedge) cho BWAVE. Việc triển khai này đã bị nghẽn lại một phần khi Aramco cũng hạ giá cho một số khách hàng Địa Trung Hải và Châu Á. Tuy nhiên, khách hàng ở Mỹ đang nhìn thấy giá cao hơn.
Nhìn toàn cảnh, động thái của Saudi có thể bộc lộ cách tiếp cận thị trường mới trong những tháng hoặc nhiều năm tới. Sau khi tập trung hoàn toàn vào thị trường châu Á và các cơ hội đầu tư, cũng như chuyến thăm kéo dài một tháng của nhà vua Saudi Salman bin Abdulaziz tới châu Á và khoản chi hàng tỷ của Aramco, một sự thay đổi đột ngột trong cách tiếp cận sắp tới của công ty dường như đang được tiến hành.
Nga luôn có một vị thế rất thoải mái tại các thị trường dầu Châu Âu vì là nước cung cấp lớn nhất tới lục địa già (khoảng 32% vào năm 2016). Sự thống trị của Moscow trong năng lượng châu Âu là không thể phủ nhận. Điều này hiện đang bị sức ép nếu Aramco, cộng thêm Iraq và Iran, thực sự bước vào thị trường châu Âu một cách nghiêm túc. Trong một thị trường dầu ổn định hơn, điều này sẽ không thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến các kịch bản giá, nhưng nhìn vào sự bất ổn hiện nay, cuộc đối đầu giữa Nga và Ả-rập Xê-út ở châu Âu có thể gây bất ổn không chỉ cho thị trường mà còn dẫn đến một cuộc chiến giá mới.
Cho đến năm 2015, nguồn cung dầu của Nga đã và đang chiếm lĩnh thị trường châu Âu, vì hầu hết các nhà sản xuất OPEC đều không quan tâm đến nhu cầu của châu Âu. Do những người mới tham gia vào thị trường Châu Á và nhu cầu thấp hơn ở Mỹ, Vương quốc dầu mỏ hiện đang tìm kiếm một cuộc đối đầu. Động thái của Aramco cho thấy mọi thứ đang thay đổi, và châu Âu có thể là chiến trường mới đầu tiên. Vương quốc này có rất nhiều lợi thế (về khối lượng và thị phần) vì hiện đang xếp thứ tư về nguồn cung nguyên liệu cho các nước OECD ở châu Âu trong năm 2016, chỉ đứng sau Liên Xô cũ, Na Uy và ngay cả Iraq.
Cuộc chiến dầu mỏ Nga-Saudi đã được lên kế hoạch và được triển khai một phần, khi công ty dầu mỏ Nga Rosneft biểu lộ vào năm 2015, vói cáo buộc Aramco bán phá giá dầu ở châu Âu. Sự cần thiết cho việc ổn định thị trường trong giai đoạn 2015-2016, và việc IPO của Aramco là hai lý do không đi đến xung đột. Gần đây Rosneft ngụ ý rằng một cuộc chiến giá ở châu Âu có thể buộc các bên không mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong sáu tháng nữa.
Mâu thuẫn đang lớn dần, nhưng chưa ra mặt. Những động thái đầu tiên của Saudi Aramco để trở lại châu Âu rõ ràng cho thấy họ không muốn tiếp tục dâng thị phần cho kẻ khác. Châu Á đã được củng cố một phần cho Ả-rập Xê-út. Có tiền có quyền khi các dự án lọc dầu đã được Aramco mua lại vào tháng trước. Châu Âu, một thị trường dầu thô đang phát triển rất ổn định và đày bất ngờ, hiện đang là một vũ đài cho một kịch bản chiến tranh giá cả có thể xảy ra. Tuy nhiên, quyết định của Riyadh về việc thay đổi cách định giá ở châu Âu là một dấu hiệu rõ ràng rằng có một “lằn ranh đỏ” cho Vương quốc dầu mỏ. Sẽ không bị mất nhiều thị phần hơn nếu không bị đối mặt bởi một Aramco táo bạo và quyền lực hơn.
Cả hai phe chính, Nga và Ả-rập Xê-út đều không muốn có nguy cơ chịu sự nguy hiểm của cuộc chiến giá thực sự. Tương lai của Putin sẽ được quyết định trong 12 tháng tới, trong cuộc bầu cử sắp tới, trong khi tương lai của tầng lớp thanh thiếu niên Saudi phụ thuộc vào việc IPO của Aramco. Khi thực hiện một cách tiếp cận thông minh hơn, cả hai quốc gia có thể chuyển hướng chiến lược thị trường tích cực của họ tới các nhà lãnh đạo mới ở châu Âu. Iraq và Iran đã rất thông minh bằng cách cố gắng âm thầm lấy thị phần từ cả hai bên. Kết hợp sức mạnh của Mátxcơva và Riyadh, một cuộc chiến giá chống lại trục Iran - Iraq sẽ bền vững hơn và khả thi hơn.
Số liệu nhập khẩu và xuất khẩu dầu thô tại Liên minh châu Âu (EU28) 2016

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM