Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc họp OPEC tháng 11: Những điều được kỳ vọng

Chỉ còn khoảng một tháng nữa cho đến khi các thành viên OPEC gặp nhau tại Vienna trong cuộc họp nửa năm một lần của nhóm. Tháng 11 này sẽ đánh dấu một năm kể từ khi các thành viên của OPEC và Nga đồng ý hợp tác cắt giảm sản xuất dầu mà phần lớn đang thành công. Những nước tham gia không thuộc OPEC trong việc cắt giảm sản xuất lại được mời tham gia cùng các thành viên của OPEC tại Vienna vào cuối tháng này.

Các quốc gia sản xuất dầu hiện đang trong quá trình quyết định liệu có nên tiếp tục hỗ trợ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau khung thời gian hiện tại vào cuối tháng 3 năm 2018 hay không.

Saudi Arabia: Khalid al Falih đã chúc mừng OPEC và các nước không phải là thành viên của OPEC đạt được mức tuân thủ 120% với thỏa thuận hồi tháng 9 nhưng vẫn chưa phát tín hiệu liệu Saudi Arabia có hỗ trợ gia hạn cắt giảm hay không. Ông khẳng định lại cam kết của Saudi Arabia trong việc giảm lượng hàng tồn kho toàn cầu và nói với Reuters rằng Saudi Arabia vẫn đang cân nhắc xem việc gia hạn là cần thiết hay không. Ông nói rằng vào một thời điểm nào đó, các quốc gia OPEC sẽ bắt đầu thảo luận về "làm thế nào chúng ta thoát khỏi sự sắp xếp hiện tại một cách suôn sẽ, có thể đi đến một sự sắp xếp khác để giữ cung và cầu cân bằng".

Iraq: Nước này là nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, đứng sau Saudi Arabia, và đang phải vật lộn để cắt giảm sản lượng theo hạn ngạch. Trong một cuộc họp gần đây với Saudi Arabia, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Jabar al-Luaibi, khẳng định lại cam kết của Iraq đối với việc tuân thủ đầy đủ. Tuy nhiên, nước này cũng đã cam kết tăng sản lượng từ các mỏ dầu ở miền nam Iraq để đáp ứng sự suy giảm xuất khẩu từ các mỏ dầu ở khu vực Kirkuk đang tranh chấp. Iraq từ lâu đã tìm cách để được miễn trừ tham gia cắt giảm sản xuất của OPEC và chưa cân nhắc liệu nước này có hỗ trợ cho việc gia hạn hiệp ước này sau tháng 3 năm 2018 hay không.

Iran: Bộ trưởng Dầu mỏ Iran gần đây tuyên bố rằng Iran đang bơm khoảng 3,8-3,9 triệu thùng ngày. Theo thỏa thuận của OPEC, Iran được phép bơm tới mức 4 triệu thùng/ngày, miễn là quốc gia này đạt mức trung bình 3,797 triệu thùng/ngày trong suốt năm. Iran đã tỏ ra hài lòng với các điều kiện này mặc dù nước này dự kiến ​​sẽ tăng khả năng sản xuất lên 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021. Kể từ khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ cách đây gần một năm trước, Iran chỉ có thành công vừa phải trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành dầu khí. Nước này đã ký kết một thỏa thuận lớn với Total (NYSE: TOT), và đó là phát triển khí tự nhiên. Iran dường như không có khả năng tăng sản lượng dầu tại thời điểm này, làm rõ cho lý do tại sao Bộ trưởng Dầu Zangeneh đã tuyên bố ủng hộ việc gia hạn cắt giảm sản lượng sau tháng 3 năm 2018.

Kuwait: Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait đã trở thành tiêu đề tuần trước khi ông đề nghị rằng OPEC và các nước không thuộc OPEC có thể không cần phải mở rộng hiệp định cắt giảm sản lượng sautháng 3 năm 2018, nếu tất cả các bên đều tuân thủ đúng hạn ngạch sản xuất.

Libya và Nigeria: Nếu OPEC chỉ đơn giản duy trì thỏa thuận sản xuất hiện nay, Libya và Nigeria sẽ tiếp tục được miễn trừ tham gia bất kỳ hạn ngạch sản xuất nào. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ của Iran đang kêu gọi Nigeria và Libya tham gia vào việc cắt giảm sản xuất sớm hơn. Nigeria gần đây cho biết họ hy vọng sẽ sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2018 và tại thời điểm đó nước này sẽ thảo luận về việc tham gia vào hiệp ước cắt giảm sản xuất. Sản lượng dầu Libya, đã tăng lên 850.000 thùng/ngày từ mức thấp 300.000 thùng/ngày vào mùa hè năm ngoái, sẽ không tăng nhiều hơn nữa. Theo phân tích của Wood Mackenzie, Libya bị hạn chế do thiếu hụt nguồn vốn cần thiết để tăng thêm năng lực sản xuất. Nếu Libya hiểu điều này, thì quốc gia Bắc phi này có thể sẽ có xu hướng tham gia thỏa thuận OPEC với mức 850.000 thùng/ngày.

Ecuador: Bộ trưởng Dầu mỏ Carlos Perez cho biết ông sẽ yêu cầu được miễn tham gia hạn ngạch sản lượng OPEC trong tháng 11 vì nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân sách. Với ảnh hưởng hạn chế của Ecuador trong OPEC, dường như Ecuador sẽ không được miễn trừ.

Nga: Nga là trục quan trọng đã mang lại thỏa thuận ban đầu của OPEC/Ngoài OPEC vào cuối tháng 11 năm ngoái. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ việc cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018. Nhà sản xuất dầu mỏ Nga Lukoil (MCX: LKOH) không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng nếu dầu chạm mức 60 USD/thùng . Bộ trưởng Dầu mỏ Nga cũng có quan điểm khác biệt với tuyên bố của ông Putin. Ông nói với các phóng viên rằng vẫn còn quá sớm để xem xét gia hạn thỏa thuận.

Với mức tăng giá dầu gần đây, có vẻ như các bộ trưởng dầu mỏ vẫn đang đặt bản đánh giá về việc gia hạn thỏa thuận. Họ sẽ chờ đợi xem liệu xu hướng tăng giá này có tiếp tục đến  cuối tháng 11 khi cuộc họp diễn ra. Đây không phải là một chính sách tồi cho những gì đã xảy ra vào tháng 5 năm ngoái tại cuộc họp của OPEC.

Vào thời điểm đó, OPEC và các nước ngoài OPEC đã làm rõ rằng thỏa thuận này sẽ được gia hạn trước cuộc họp, do đó, quyết định này đã được định giá đầy đủ vào thị trường trước. Giá dầu thực sự giảm khi quyết định này được thông báo tại cuộc họp tháng 5, bởi vì các nhà đầu tư đã hy vọng  các quốc gia sẽ cắt giảm sản xuất sâu hơn. Sự tráo trở hiện giờ có thể giữ thị trường đi lên với cơ hội tốt hơn để dầu thô tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kết quả của cuộc họp tiếp theo.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM