Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay 16/1: Kinh tế Trung Quốc mở cửa, 'tiếp lửa' cho giá dầu; kỳ điều hành tới, giá xăng trong nước sẽ ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 16/1, theo các chuyên gia, việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế là động lực chính của giá dầu trong tuần qua.

Giá xăng dầu hôm nay 16/1: Kinh tế Trung Quốc mở cửa, 'tiếp lửa' cho giá dầu; kỳ điều hành tới, giá xăng trong nước sẽ ra sao?

  • Giá xăng dầu hôm nay 16/1, kỳ điều hành tới, giá xăng trong nước sẽ ra sao?. (Nguồn: Báo Dân Việt)
 

 Giá xăng dầu hôm nay 16/1

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 16/1 (6h44 theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 79,996 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 85,315 USD/thùng.

Hai loại dầu đều dao động trên 80 USD/thùng trong phiên giao dịch sớm ngày thứ hai (16/1) sau khi xác lập tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái nhờ lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt, mặc dù giá dầu thô tăng cao cuối cùng có thể dẫn đến lạm phát cao hơn.

Giá dầu thế giới tăng hơn 8% trong tuần qua, nhờ sự lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc, khi nước này dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 và mở cửa nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế là động lực chính của giá dầu trong tuần qua, trong khi số liệu lạm phát khả quan hơn cũng làm gia tăng sự lạc quan về kinh tế Mỹ hoặc hạ cánh mềm hoặc suy thoái nhẹ. Việc đồng USD xuống giá cũng có thể là yếu tố góp phần đưa giá dầu tăng.

Các nhà phân tích cho rằng khối lượng giao dịch tăng trước triển vọng nhu cầu của Trung Quốc phá kỷ lục cũng như khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chỉ tăng lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản trong tháng 2/2023.

Số liệu của Mỹ công bố ngày 12/1 cho thấy lạm phát giảm tháng thứ sáu liên tiếp, từ 7,1% xuống 6,5%, mức thấp nhất trong hơn một năm.

Trong một diễn biến khác, các nước G7 đang xem xét mức trần giá đối với các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga.

Theo kế hoạch, ngày 5/2, liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, bao gồm cả dầu diesel. Theo các quan chức từ EU, khối này và các nước G7 đã bảo đảm nguồn cung thay thế các sản phẩm của Nga và có thể sử dụng nguồn dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của mình để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt sắp tới và trần giá đối với các sản phẩm tinh chế của Nga.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 16/1 được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều 11/1 với giá xăng giữ nguyên, giá dầu giảm cao nhất là 958 đồng/lít. Cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 21.352 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 22.155 đồng/lít; dầu diesel không quá 22.634 đồng/lít; dầu hỏa không quá 21.809 đồng/lít và dầu mazut không quá 13.633 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ không trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng E5 và RON95; trích lập Quỹ với dầu diesel là 605 đồng/lít, dầu hỏa 650 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg.

Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 3 lần điều chỉnh, trong đó 2 lần tăng và 1 lần giữ nguyên.

Tại cuộc họp tìm phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu năm 2023 và đề xuất sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ mới đây, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra hai kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu 2023.

Kịch bản thứ nhất tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 ngàn m3, tấn.

Kịch bản thứ hai tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 ngàn m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, trong bối cảnh nguồn cung của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, từ bài học điều hành, quản lý xăng dầu vừa qua, cần phải có cách tiếp cận nhanh và thích ứng hơn. Do đó, nhà nước cần sửa đổi bổ sung chính sách kịp thời và sát hơn với thị trường.

Cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3 - 1,4 GDP. Điều này cho thấy, con số phân giao tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm 2022.

Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, ông Diên cho rằng cần phải có phương án thứ hai để chủ động trong mọi tình huống. Phương án này phải cao hơn phương án thứ nhất, tăng 15% so với số thực hiện của năm 2022.

Trong nước, sức ép tăng giá xăng vẫn hiện hữu khi giá xăng nhập không có dấu hiệu suy giảm. Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore vẫn duy trì mức cao trên 90 USD/thùng, thậm chí đã có thời điểm tăng mạnh lên 98 USD/thùng.

Trong thời gian qua, giá dầu thô đã có lúc giảm xuống vùng giá 70 USD/thùng nhưng giá xăng nhập đã không giảm tương ứng. Vì điều này, vào kỳ điều chỉnh ngày 11/1, giá xăng trong nước đã đi ngang.

Nguồn tin: Thế giới & Việt nam

ĐỌC THÊM