Đông Nam Á đang hướng tới khả năng thâm hụt năng lượng do sản lượng và trữ lượng suy giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
S&P Global Platts Analytics ước tính nhu cầu dầu của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng 1,2 triệu thùng/ngày lên 5,9 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á năm 2017 cho biết khu vực này sẽ thiếu hụt nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.
SE Asia sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu thô đang tăng lên như thế nào? Ông Mriganka Jaipuriyar, Giám đốc Xuất bản Thông tin Dầu mỏ và Phân tích Khu vực Châu Á và Trung Đông của Platts, xem xét phản ứng của khu vực đối với thách thức này.
Đông Nam Á đang hướng tới nguy cơ thâm hụt năng lượng do sự sụt giảm sản xuất và dự trữ và nhu cầu ngày càng tăng. IEA trong Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á năm 2017 nói rằng khu vực này sẽ thiếu dầu mỏ, khí đốt và than vào năm 2040. Sự thiếu hụt này sẽ dẫn dắt xu hướng năng lượng cho toàn khu vực, bao gồm dòng chảy thương mại, đầu tư và hoạch định chính sách.
Theo S&P Global Platts Analytics, nhu cầu về dầu mỏ ở Đông Nam Á sẽ tăng khoảng 1,2 triệu thùng ngày lên 5,9 triệu thùng/ngày vào năm 2025.
Một số nước Đông Nam Á đang lên kế hoạch mở rộng các cơ sở lọc dầu để đáp ứng nhu cầu này. Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng một nhà máy tinh chế 200.000 thùng/ngày vào quý I năm sau. Tiếp theo đó là dự án nhà máy lọc dầu RAPID 300.000 thùng/ngày của Petronas Malaysia dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019.
Và mặc dù khung thời gian có thể sẽ thay đổi ở Indonesia, công ty dầu khí quốc gia Pertamina vẫn đang nhắm mục tiêu mở rộng công suất tinh chế đến 2 triệu thùng/ngày vào năm 2025 thông qua các dự án mới cũng và mở rộng tại các nhà máy hiện có.
Dựa trên các kế hoạch mở rộng này, Platts Analytics ước tính rằng nhập khẩu sản phẩm ròng của các nước Đông Nam Á sẽ ổn định hoặc thậm chí giảm nhẹ trong những năm tới, song nhập khẩu dầu thô sẽ tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày lên 3,5 triệu thùng/ngày vào năm 2025.
Điều này đặt ra câu hỏi - Khu vực sẽ đáp ứng nhu cầu dầu thô tăng lên như thế nào?
Tin tốt cho các chính phủ Đông Nam Á là các thị trường dầu mỏ toàn cầu đang bị tràn ngập nguồn cung và các nhà sản xuất dầu mỏ đang tìm kiếm nhu cầu tiêu thụ nhiều như người mua đang tìm kiếm nguồn cung.
Đó là cuộc tìm kiếm nhu cầu đã khiến cho Saudi, Nga và Kuwait đầu tư vào các dự án hạ nguồn trong khu vực này.
Tập đoàn Dầu khí Kuwait là một cổ đông trong nhà máy lọc mới sắp tới của Việt Nam và sẽ đáp ứng gần như tất cả nhu cầu dầu thô của nhà máy lọc dầu này; Saudi Aramco có cổ phần trong dự án RAPID và sẽ cung cấp ít nhất một nửa nhu cầu của nhà máy lọc dầu này; và tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga đã liên doanh với Pertamina cho một dự án nhà máy lọc dầu mới 300.000 thùng/ngày tại Indonesia.
Nhưng các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á cần phải cẩn thận. Họ có thể đảm bảo nhu cầu nguồn cung với những khoản đầu tư này, nhưng điều này không bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi biến động giá dầu thế giới. Điều đó chỉ bắt nguồn từ việc bãi bỏ quy định giá bán lẽ, và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và đa dạng hóa.
Nguồn: xangdau.net/Platts