Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nguy cơ nguồn cung dầu Iran chựng lại

Có một nguy cơ trì trệ nguồn cung dầu của Iran trong năm 2018, theo các nhà phân tích của JP Morgan Bank của Mỹ.

Bản báo cáo này cho biết rằng sự tuân thủ mạnh mẽ của Iran đối với thỏa thuận OPEC chủ yếu là do nguồn cung dầu mới thấp hơn mong đợi kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Mặc dù có một đường ống dẫn dầu mới dự kiến ​​từ West Karoun và một số mỏ dầu ở miền nam và miền trung Iran, là nguy cơ trong năm 2018 trong sự tuân thủ của Iran, song cũng có nguy cơ nguồn cung Iran bị đình trệ nếu các công ty dầu mỏ xem lại việc đầu tư vào Iran sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định từ chối công nhận thỏa thuận P5 + 1, bổ sung thêm sự không chắc chắn về vốn đầu tư," các nhà phân tích ngân hàng JP Morgan cho biết.

Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật để đưa ra các lệnh trừng phạt mới lên Iran về chương trình tên lửa đạn đạo.

Iran và năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cộng với Đức đã ký JCPOA vào ngày 14 tháng 7 năm 2015 và bắt đầu thực hiện nó vào ngày 16 tháng 1 năm 2016.

Theo thỏa thuận này, các giới hạn về các hoạt động hạt nhân của Iran nhằm đổi lấy, trong số những thứ khác, việc loại bỏ tất cả các lệnh cấm liên quan đến hạt nhân chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Sản lượng dầu của Iran đã tăng 9.000 thùng/ngày trong tháng 9 so với tháng trước đó, và đạt 3,827 triệu thùng/ngày, OPEC cho biết vào ngày 11 tháng 10.

Theo báo cáo, sản lượng dầu tháng 9 của Iran là cao hơn 309.000 thùng/này so với mức trung bình năm 2016 và cao hơn 991.000 thùng/ngày so với sản lượng năm 2015.

Sản lượng dầu của Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này là 3,848 triệu thùng/ngày trong tháng 9, theo một báo cáo của OPEC dựa trên số liệu trực tiếp, cho thấy có mức chênh lệch 21.000 thùng giữa ước tính của OPEC và dữ liệu của Iran.

Vào ngày 25 tháng 5 năm 2017, các nước thành viên OPEC và các nước không thuộc OPEC, Azerbaijan, Vương quốc Bahrain, Brunei Darussalam, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Sultanate của Oman, Liên bang Nga, Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Nam Sudan đồng ý kéo dài thời gian điều chỉnh sản lượng thêm 9 tháng nữa, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2017.

Mức cắt giảm sẽ được thực hiện theo cùng điều kiện với những điều khoảng trong thỏa thuận tháng 11 năm ngoái.

Nguồn: Xangdau.net

ĐỌC THÊM